Chủ động giám sát dịch bệnh để giảm thiểu thiệt hại nuôi trồng thuỷ sản

Để nuôi trồng thủy sản an toàn cần đảm bảo nhiều yếu tố khác như giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế phẩm sinh học…

quạt ao tôm
Cần kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Bộ NN&PTNT, Phó cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 46.217ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, thiệt hại trên tôm nuôi nước lợ là gần 43.340 ha, chiếm 93,77% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, cao gấp 1,94 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,88% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.

Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 1.426,3ha (gấp 5,76 lần với cùng kỳ năm 2019), chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Thiệt hại trên các loài thủy sản khác khoảng 1.452ha.

Trong 3 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 15/3) tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ là gần 1.713,5ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.

Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 125,6ha, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Long, diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm...

Trong 3 tháng đầu năm 2021, diện tích cá tra bị dịch bệnh là 125,6 ha, xảy ra tại 18 xã thuộc 8 huyện của tỉnh Đồng Tháp. So với cùng kỳ 2020, dịch bệnh trên cá tra giảm 5,3% về phạm vi và 47,4% về diện tích.

Để giảm thiểu thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y đề nghị các địa phương và người nuôi trồng thủy sản cần chủ động giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường trước khi thả nuôi, sử dụng nguồn nước đảm bảo, sử dụng con giống, chế phẩm sinh học có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng.

Ngoài ra, việc thả nuôi với mật độ hợp lý, tránh thả nuôi dày sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát sinh đối với thủy sản.

Thương hiệu & Công luận
Đăng ngày 22/03/2021
Hà Trần
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 23:38 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 23:38 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 23:38 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 23:38 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 23:38 17/02/2025
Some text some message..