Chủ động phòng tránh thiên tai, giảm thiệt hại trong sản xuất thủy sản

Hàng năm, khi mùa mưa bão đến thường gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, làm đình trễ nhiều hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, Trung ương và tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chủ động đối phó với thiên tai.

long ca bi bao quet
Lồng cá bị bão quét

Phú Yên hiện có trên 7.300 phương tiện tàu thuyền khai thác thủy sản, trong đó có hơn 700 tàu chuyên làm nghề cá ngừ đại dương, thường xuyên đối mặt với bão tố, uy hiếp đến tính mạng và tài sản. Dọc theo bờ biển dài hơn 189km, từ đầm Cù Mông đến vịnh Vũng Rô, có các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm, với 3.000ha. Vùng nuôi thủy sản đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) với hơn 26.000 lồng nuôi tôm hùm, cá mú; vùng nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan, sông Bình Bá (Tuy An) hơn 1.200 lồng ương nuôi tôm hùm, cá mú; vùng nuôi trồng thủy sản hạ lưu sông Bàn Thạch và vịnh Vũng Rô (Đông Hòa) hơn 8.600 lồng nuôi tôm hùm. Ngoài ra, còn có hàng trăm héc ta ao hồ nuôi thủy sản nước ngọt ven các sông, suối, hồ, đập và tại các khu nội đồng, cùng hệ thống các trại sản xuất giống thủy sản nằm rải rác các khu vực ven biển. Đó là những địa bàn xung yếu, thường phải gánh chịu nhiều thiệt hại do bão lũ gây ra.

Để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất thủy sản, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra thì việc thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” là hết sức cần thiết. Sự chuẩn bị “bốn tại chỗ” nếu được tiến hành đồng bộ, kỹ lưỡng từ trước mùa mưa bão sẽ tạo sự chủ động đối phó khi có tình huống xấu xảy ra. Ngoài tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức người dân trong việc phòng tránh, khắc phục thiên tai, các cấp, các ngành cần củng cố và đảm bảo phương tiện thông tin liên lạc với các phương tiện tàu thuyền của ngư dân đang hoạt động trên biển; kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, củng cố các tổ, đội xung kích mà lực lượng thanh niên và dân quân làm nòng cốt nhằm sẵn sàng triển khai các phương án phòng chống lụt bão; có phương án di dời, bảo vệ dân cư, nhất là vùng ven biển, cửa sông, vùng trũng thấp, vùng bị sạt lở, thường xuyên bị lũ quét… Thông báo cho ngư dân biết các điểm trú đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão đã xác định; khuyến cáo bà con nuôi trồng thủy sản trong tỉnh kiểm tra, gia cố ao, đìa nhằm tránh sạt lở, chuẩn bị lưới để đăng quanh bờ ao, đìa trước khi xảy ra ngập lụt; kiểm tra, tu sửa, neo buộc chắc chắn các lồng, bè nuôi tôm hùm, cá mú, tu hài, cá bớp… và tìm vị trí an toàn để di chuyển các lồng bè nuôi thủy sản khi bị sóng gió xô đẩy.

báo Phú Yên
Đăng ngày 05/10/2012
Môi trường

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 10:42 19/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:41 14/03/2025

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong thủy sản

Công nghệ tái chế và xử lý chất thải trong ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.

Nước thải
• 10:48 04/03/2025

Tăng cường ứng phó với đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long

Xâm nhập mặn đang trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp và đời sống của người dân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, tình trạng xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nguồn nước sinh hoạt và hệ sinh thái tự nhiên. Vì vậy, việc chủ động triển khai các giải pháp ứng phó hiệu quả là nhiệm vụ cấp bách nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ sinh kế của người dân.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:00 04/03/2025

Săn bắt lươn bằng ná trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Nghề mưu sinh hay hành vi vi phạm?

Những ngày gần đây, hiện tượng dùng ná bắn lươn, cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang gây xôn xao dư luận. Hành động này không chỉ vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người thực hiện lẫn cộng đồng xung quanh.

Người
• 09:19 20/03/2025

Cá hồi có thể chịu được tiếng ồn ở biển không?

Thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cá hồi có khả năng phân biệt được tần số âm thanh từ 100Hz đến 1000Hz, tương đương với một bàn hòa các loại âm tần từ tiếng thúc đầu của cá voi cho đến tiếng động cơ xa xa. Điều này giúp chúng định hướng trong môi trường nước tối tăm, nơi ánh sáng không thể chiếu tới.

Cá hồi
• 09:19 20/03/2025

Bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn gắn với bảo tồn và đa dạng hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất đối với môi trường tự nhiên.

Rừng ngập mặn
• 09:19 20/03/2025

Đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao và điều kiện môi trường thay đổi, việc đa dạng hóa các loài nuôi thủy sản nước lợ, mặn trở thành một xu hướng quan trọng, giúp phát triển bền vững ngành thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cá nâu
• 09:19 20/03/2025

Gấp rút chuẩn bị cho vụ nuôi thuỷ sản xuân hè 2025: Đảm bảo chất lượng, tăng cường hiệu quả

Ngành nuôi trồng thủy sản đang bước vào giai đoạn quan trọng khi các hộ nuôi đồng loạt cải tạo ao đầm, xử lý môi trường nuôi và sẵn sàng thả giống cho vụ nuôi xuân hè 2025.

Thả giống
• 09:19 20/03/2025
Some text some message..