Chu kỳ sống của rận biển trên cá chẽm

Nghiên cứu đã đưa ra từng giai đoạn phát triển cụ thể trong vòng đời rận biển trên cá chẽm. Qua đó cung cấp các thông tin nhằm tác động vào các giai đoạn mẫn cảm của chúng nhằm giảm thiệt hại mà chúng gây ra trên cá biển.

Chu kỳ sống của rận biển trên cá chẽm
Rận biển. Ảnh: sciencenordic

Caligus minimus hay còn gọi là rận biển, là tác nhân gây bệnh rất quan trọng của hoạt động nuôi lồng nổi trên biển. Chúng là đối tượng gây hại lớn trên các loài cá biển hiện nay. Tác hại của rận biển gây ra không cấp tính như các loài vi khuẩn Vibrio hay virus gây hoại tử thần kinh. Tuy nhiên chúng sẽ bám chặt vào mang, miệng, da, vây và đuôi cá gây chảy máu và tạo ra các con đường xâm nhập của các tác nhân gây bệnh khác. 


Bài báo này mô tả chu kỳ sống của loài rận biển Caligus minimus phân lập từ cá chẽm nuôi trong lồng ở Malaysia. Sự phát triển của giai đoạn ấu trùng đã được quan sát ở 20 -  30°C trong điều kiện phòng thí nghiệm. Caligus minimus trưởng thành cùng với trứng được thu thập và ủ trong cốc có sục khí nhẹ. 

Vòng đời của rận biển 

Vòng đời loài rận biển bao gồm chín giai đoạn: hai nauplii, một copepodid, bốn chalimi, ấu niên và trưởng thành. 


Sơ đồ vòng đời của rận biển Caligus minimus

Trứng nở ra trong vòng 48 giờ ở 30°C và trong vòng 60 giờ ở 20°C, và hai giai đoạn nauplii được quan sát thấy sau 1,88 ± 0,74h và 4,23 ± 1,02h tương ứng. 

Giai đoạn Copepodid được quan sát sau 24,91 ± 2,24 h. Một thí nghiệm được tiến hành bằng cách dùng một con cá chẽm không bị nhiễm khuẩn vào bể có chứa gia đoạn copepodid và ngay lập tức chúng tấn công và bám vào cơ thể cá ở vây và mang của cá. Copepodid là giai đoạn xâm nhiễm vào cơ thể vật chủ và tất cả các giai đoạn tiếp theo được bám vào cơ thể cá và không cần vật chủ trung gian cho sự phát triển của chúng.

Giai đoạn Chalimus được quan sát thấy sau 20,95 ± 3,70 h  và kế tiếp là giai đoạn ấu niên sau 45,88 ± 5,95 h. 

 

A: Rận biển trưởng thành; B: Giai đoạn copepod

Trong vòng 44,5 ± 1,08 h sau đó, rận biển bắt đầu trưởng thành với hai sợi roi dài và phân biệt đực cái. Con cái trưởng thành và đẻ trứng sau 43,25 ± 3,11h ngay sau đó. 

Ở 20 °C, giai đoạn Copepodid tồn tại khoảng 25,86 ± 1,40 giờ và hoàn thành giai đoạn Chalimus trong vòng 40 h. Cần có 5,5–10 ngày để rận biển Caligus minimus hoàn thành vòng đời của nó. 

Nghiên cứu trên là một trong những báo cáo đầu tiên về vòng đời của loài rận biển Caligus minimus trên cá chẽm. 

Các phân tích chi tiết đã cho chúng ta hiểu biết về các giai đoạn gây hại của loài rận biển này từ Copepodid đến trưởng thành. Qua đó gợi ý cho chúng ta các biện pháp nhằm cắt đứt vòng đời rận biển bằng cách tấn công vào các thời điểm thuận lợi trong chu kỳ sống của chúng như nauplii và copepodid nhằm tiêu diệt loài ký sinh này một cách hiệu quả. Điều này cho thấy rằng trong nuôi cá biển để phòng bệnh rận biển trên cá cần thường xuyên giám sát, theo dõi cá để phát hiện rận biển sớm nhất có thể để tiêu diệt hiệu quả loài này tránh gây hại cho cá.

Đăng ngày 05/06/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

An toàn trong sử dụng thiết bị nuôi tôm

Để không ngừng phát triển, theo kịp sự tiến bộ của thế giới thì việc ứng dụng các thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hầu như không thể thiếu nhằm đẩy mạnh năng suất, gia tăng giá trị kinh tế.

Ao nuôi tôm
• 10:16 25/04/2023

Hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật nuôi cá chim vây vàng trong lồng

Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) sống ở biển, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng chống chịu với môi trường tốt, có thể nuôi với nhiều hình thức như: lồng bè, ao đầm.

Cá chim vây vàng
• 11:31 19/04/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Kỹ thuật nuôi tôm là cụm từ nhiều người tìm kiếm vì đây là các bước quan trọng quyết định đến năng suất của tôm thẻ.

Tôm thẻ
• 10:33 31/03/2023

Quy trình nuôi tôm hiệu quả cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm của Việt Nam đang có những bước tiến rõ rệt trên bản đồ xuất khẩu ra toàn thế giới. Chính vì thế, hiểu rõ những cách cơ bản để nuôi tôm sao cho phù hợp, đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao luôn là bài toán quan trọng đối với nhiều hộ nuôi tôm hiện nay.

Ao nuôi
• 10:25 30/03/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 23:29 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 23:29 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 23:29 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 23:29 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 23:29 01/06/2023