Chúng ta đang hao phi nguồn lợi từ con tôm tự nhiên

Chúng ta đã có một kế hoạch lớn về phát triển kinh tế biển và đầm phá. Điều này hết sức cần thiết vì biển và đầm phá là một trong những thế mạnh của tỉnh với 128 km bờ biển và 22.000 ha nước lợ. Khoảng 1/3 dân số sống ven vùng làm ăn và hưởng lợi từ điều kiện tự nhiên này.

Chúng ta đang hao phi nguồn lợi từ con tôm tự nhiên
Những loại tôm nhỏ đang được khai thác quá mức. Ảnh minh họa

Mới tuần rồi, trong kỳ họp Tỉnh ủy lần thứ 9, khóa XV đã thông qua Tờ trình về phát triển kinh tế - xã hội vùng này trong tình hình mới; đã đánh giá rất rõ về thực trạng kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đề ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển.

Những việc lớn lao không thể thực hiện trong ngày một ngày hai được mà phải đặt trong kế hoạch trung và dài hạn. Những gì có thể làm ngay, những gì có thể làm từng bước, những gì bây giờ đặt nền móng cho sự phát triển và tăng tốc trong thời gian, có thể là năm, mười năm đến cũng được xác định.

Bài viết này chỉ đề xuất một việc làm nhỏ. Việc này không cần vốn nhiều, không cần nguồn nhân lực lắm mà chỉ cần nhận thức đầy đủ, quyết tâm, có giải pháp sát, đúng, là có thể thực hiện được ngay.

sản lượng tôm, khai thác tôm tôm, tôm cỡ nhỏ, nguồn lợi tôm, thủy sản

Đầm phá là một trong những thế mạnh của tỉnh

Nếu ai có dịp đi các chợ, quan sát, chắc chắn sẽ thấy những hàng bán thủy hải sản thường được bày bán rất nhiều một loại tôm tự nhiên đánh bắt từ đầm phá mà người ta gọi là tôm rảo . Thường người ta phân loại theo từng hạng lớn nhỏ khác nhau. Loại tôm nhỏ, thậm chí là cực nhỏ. Được phân loại lớn hơn thì một lạng cỡ 20-30 con loại này có đến hàng trăm con. Phải bắt một lượng tôm nhiều gấp hàng chục lần tôm lớn như thế nhưng giá bán chỉ bằng phân nửa, cùng lắm là 2/3. Được biết loại tôm nhỏ này được một số cơ sở chế biến mắm tôm đặt mua và khách hàng rất ưa chuộng.

Rõ ràng, một nguồn lợi thiên nhiên quá lớn đang bị người dân chúng ta khai thác một cách lãng phí. Ngư dân đánh bắt thủy sản đầm phá có một từ nghe rất lạ, đó là từ “hèn”. Ví dụ hỏi một người đang đổ nò hay kéo lừ: “Hôm nay có được nhiều tôm không?”. Họ sẽ nói: “Hèn lắm”. Hèn có nghĩa là ít, không đáng bao nhiêu. Tôi đã hỏi rất nhiều người làm nghề ngư nghiệp trên đầm phá và nhận được câu trả lời như vậy. Với cái cách khai thác như hiện nay, có thể nói chúng ta đã làm hao phí, có thể lên đến 60 – 70% nguồn lợi từ con tôm tự nhiên.

Thế thì làm thế nào để khỏi “hèn”? Theo người viết, trước khi làm những điều lớn lao hãy tìm một cách thức quản lý phù hợp để hạn chế sự hao phí 60 -70% nguồn lợi nói trên.

Người dân, nhất là những người trực tiếp khai thác thủy sản ở đầm phá không phải không nhận thức được sự lãng phí này, nhưng người ta không thực hiện được là vì tính “không đồng bộ”. Ai cũng nghĩ mình không bắt thì người khác cũng bắt. Một sự “nghĩ quanh” như vậy, cuối cùng là chủ trương không cho hành nghề với loại lưới mắt nhỏ (mắt lưới nhỏ hơn quy cách quy định) không thực hiện được. Chủ trương cấm dùng lưới mắt nhỏ đã có từ lâu; việc thành lập các tổ ngư nghiệp để tự quản lý với nhau cũng đã làm. Và cái cách khai thác thủy sản như nói ở trên vẫn diễn ra thì rõ ràng, để người dân tự quản là không hiệu quả.

Muốn để người dân tự quản hiệu quả, theo tôi trước hết, chúng ta phải phát huy cho được vai trò và chức năng của hệ thống chính trị hùng hậu từ xã đến thôn. Phải giao trách nhiệm cho hệ thống chính trị này tác động liên tục vào ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với những người hành nghề thủy sản. Lâu nay cũng có vận động, tuyên truyền về bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng cách làm, nói thẳng là chưa thực chất. Phải gắn trách nhiệm rất cụ thể cho cả hệ thống chính trị từ cấp xã trở xuống với việc này. Chẳng hạn như hội nông dân thì phụ trách việc gì, vùng nào. Tương tự như vậy với hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh. Cái thuận lợi là những hội, đoàn này ở gần dân. Nếu biết cách nói, nói hay, nhắc nhở thường xuyên thì dân nào mà chẳng nghe.

Sau khi “nói” thì phải có phương pháp kiểm tra. Mọi loại thủy sản đánh bắt được đều tập trung vào một nơi nào đó để tiêu thụ. Thường mỗi vùng có một “chợ” như vậy. Nghĩa là quản lý, để biết được người dân đánh bắt như thế nào cũng không khó.

Nếu làm tốt những điều nói trên, tôi tin người dân sẽ thu được nguồn lợi lớn hơn từ 60 -70% sản lượng tôm khai thác lãng phí kia. Chỉ cần như vậy thì người dân đã khá hơn rất nhiều.
 

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 31/10/2017
Lê Phương

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 10:39 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 10:11 25/06/2024

Trứng nước trong ao tôm và ảnh hưởng trong ao tôm

Trứng nước còn là một loại thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sản, là loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh và một số loại cá nước lợ trong giai đoạn cá bột. Tuy hữu ích nhưng sự xuất hiện dày đặc của chúng sẽ gây tác động không nhỏ đến tôm nuôi.

Trứng nước
• 10:05 24/06/2024

Tác động của NH3, NO2, CO2 đến môi trường ao tôm

Việc duy trì chất lượng môi trường ao tôm là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vụ nuôi. Trong đó, NH3, NO2 và CO2 đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của tôm. Việc hiểu về chúng có thể giúp bà con nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát, quản lý từ đó cải thiện được năng suất ao nuôi.

Ao nuôi
• 11:09 19/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 18:12 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 18:12 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 18:12 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 18:12 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:12 26/06/2024
Some text some message..