Chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ: Tín hiệu tích cực

Mới đây, chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ sọc dưa giữa Công ty TNHH Tín Thịnh (Khu công nghiệp Suối Dầu) và 25 chủ tàu thuộc Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước (TP. Nha Trang) đã được ký kết. Đây là tín hiệu tích cực để nâng cao hiệu quả khai thác và thương hiệu cá ngừ Việt Nam.

Chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ: Tín hiệu tích cực
Cá ngừ được thu mua, phân loại tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang)

Sau thành công của chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương giữa Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng, Chi cục Thủy sản đã đứng ra vận động và thành lập được chuỗi liên kết đối với cá ngừ sọc dưa giữa Công ty TNHH Tín Thịnh và Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước. Sau một thời gian thương thảo, các bên đã đi đến thống nhất, ký kết phương thức liên kết như sau: Công ty TNHH Tín Thịnh cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm cho ngư dân trong Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước; Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước cam kết bán toàn bộ sản phẩm cho doanh nghiệp (DN). Giá thành sản phẩm cá ngừ sọc dưa được DN mua cao hơn so với giá thị trường cùng thời điểm 1.000 đồng/kg. Ngoài ra, căn cứ vào chất lượng sản phẩm cá ngừ sọc dưa khai thác được, nếu 90% lô hàng đạt loại A, DN sẽ có khen thưởng hàng tháng và định kỳ cho ngư dân. Hải sản trong chuỗi liên kết này sẽ được giao dịch tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) và cảng Đá Bạc (TP. Cam Ranh).

Ông Nguyễn Tấn Lầu - Tổ trưởng Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước cho biết: “Với ngư dân, việc tiêu thụ sản phẩm thông qua nậu vựa như lâu nay khiến ngư dân luôn thiệt vài giá so với bán trực tiếp cho DN. Tham gia chuỗi liên kết này, chúng tôi rất vui mừng khi có DN cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngoài ra, DN còn cam kết thu mua cao hơn giá thị trường, có chính sách khen thưởng ngư dân có sản phẩm đạt chất lượng cao. Những điều này sẽ giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, mạnh dạn đầu tư các phương tiện bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác”.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tín Thịnh chia sẻ: “Thị trường thế giới hiện nay có những yêu cầu rất khắt khe, nhất là chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Nếu chúng ta không đảm bảo thì sẽ tự loại mình ra khỏi các thị trường lớn như: châu Âu, Mỹ, Nhật… Việc hình thành chuỗi liên kết giữa DN và ngư dân trong khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ là vấn đề tất yếu phải làm để nâng cao chất lượng sản phẩm, qua đó giải quyết được bài toán truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chuỗi liên kết thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả từng chuyến biển của ngư dân, DN sẽ có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao”. Cũng theo bà Nhi, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sọc dưa rất lớn nhưng hàng tháng, DN chỉ thu mua được khoảng 300 - 400 tấn (trong đó thu mua tại Khánh Hòa khoảng 50%), chỉ mới đảm bảo được khoảng 30% nhu cầu xuất khẩu của DN. Sau khi chuỗi liên kết được ký kết, DN hy vọng sẽ đạt sản lượng cao hơn.

Chuỗi liên kết trong khai thác, thu mua chế biến, tiêu thụ cá ngừ là xu hướng tất yếu nhưng một thực tế hiện nay là 2 chuỗi liên kết đã được triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn dựa vào nội lực của DN, ngư dân và vai trò cầu nối là Chi cục Thủy sản. Để chuỗi liên kết được bền vững, Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ, tạo động lực cho các cá nhân, DN tham gia. Cụ thể, về phía các tàu khai thác, cần hỗ trợ để ngư dân mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị bảo quản sản phẩm, nhất là đối với các tàu vỏ gỗ; đào tạo kỹ năng khai thác, sơ chế, bảo quản cho ngư dân khi vươn khơi khai thác. Đối với DN, cần hỗ trợ trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, xác nhận nguồn gốc nguyên liệu…

Ông Vũ Đình Đáp - Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam: Chuỗi liên kết này ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của ngư dân và DN. Việc thực hiện tốt chuỗi liên kết này không chỉ nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia mà còn giúp nâng cao thương hiệu cá ngừ Việt Nam. Hiệu quả rõ nhất là các tác nhân tham gia chuỗi đã có sự mua bán trực tiếp với nhau, bỏ qua được các khâu trung gian. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là chất lượng cá ngừ sọc dưa nếu đưa về bờ được trong vòng 10 ngày sau khai thác thì chất lượng sẽ rất cao, vì vậy nếu có sự tham gia thêm của các tàu dịch vụ, thu mua trên biển thì chuỗi liên kết này mới thực sự mang lại hiệu quả cao.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 07/09/2017
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 11:26 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 11:26 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 11:26 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 11:26 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 11:26 27/01/2025
Some text some message..