Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản

Để cụ thể hóa các hành động tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững đã được phê duyệt tại Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 28/5/2014, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã kí Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" (Quyết định số 1167/QĐ-BNN-TCTS) với các nhiệm vụ chủ yếu sau: Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lí quy hoạch thủy sản; Hoàn thiện tổ chức bộ máy, thể chế; Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công và thực hiện các Chương trình, Đề án trọng điểm; Tổ chức lại sản xuất thủy sản; Thúc đẩy thương mại thủy sản; Nghiên cứu KHCN, hợp tác quốc tế và đào tạo nghề.

tái cơ cấu thủy sản
Ảnh minh họa

 Để nâng cao chất lượng quy hoạch thủy sản, Tổng cục Thủy sản sẽ rà soát, điều chỉnh các quy hoạch: nuôi tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể, rô phi, nuôi biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Xây dựng các quy hoạch: nuôi tôm hùm, trồng rong biển, cơ sở đóng sửa tàu thuyền phục vụ hiện đại hóa tàu cá. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển tàu cá, xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa theo công suất tàu, nhóm nghề, đối tượng thủy sản khai thác trên vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi. Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch: Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch đã được phê duyệt; Xóa bỏ các quy hoạch treo; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, xử phạt các hành vi vi phạm (hoặc đình chỉ các công trình/dự án/hoạt động vi phạm) quy hoạch đã được phê duyệt.

Tiến hành rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Tổng cục, các cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương. Tiến hành sửa đổi Luật Thủy sản năm 2003; Xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lực lượng Kiểm ngư Việt Nam; Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ quản lý chất lượng hàng hóa, vật tư chuyên ngành thủy sản; Xây dựng Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản đến năm 2020; Xây dựng cơ chế và chính sách về thu, quản lý, sử dụng Quỹ tái tạo nguồn lợi thủy sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, rà soát, sắp xếp, điều chỉnh các dự án đầu tư, lựa chọn danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2015-2020. Ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện đầu tư: cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Bố trí tái cơ cấu vốn đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn ngân sách, ODA và trái phiếu cho lĩnh vực thủy sản theo định hướng tái cơ cấu tại Đề án. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đầu tư chuyên ngành thủy sản; Quyết định lựa chọn dự án đầu tư dựa trên hiệu quả kinh tế xã hội-môi trường. Bố trí vốn tập trung, phân bổ theo quy hoạch và kế hoạch trung hạn. Và tất cả những nhiệm vụ này sẽ được thực hiện công khai, minh bạch; được giám sát và đánh giá chặt chẽ.

Tiếp tục thực hiện các Chương trình, Đề án trọng điểm, như: Chương trình đầu tư hạ tầng cảng cá, bến cá; Chương trình đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Đề án Phát triển giống thủy sản đến năm 2020. Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (bao gồm: Chương trình VietGAP; quy trình quản lí, vận hành hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản; hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định, khảo nghiệm nuôi trồng thủy sản). Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020. Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 (bao gồm các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa)…

Đối với công tác Tổ chức lại sản xuất trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, phát triển ngành hàng cá tra (theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra) và các văn bản pháp luật có liên quan. Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống/thức ăn, nuôi trồng, chế biến, phân phối để đảm bảo nuôi an toàn với tôm, cá tra, nhuyễn thể (trước mắt, sẽ ưu tiên triển khai mô hình liên kết chuỗi đối với tôm). Đối với công tác Tổ chức lại sản xuất trong hoạt động khai thác thủy sản, sẽ tổ chức khai thác theo mô hình tổ đội sản xuất khai thác hải sản xa bờ gắn với công tác dịch vụ hậu cần nghề cá, tổ chức khai thác theo mô hình đồng quản lý ven bờ. Trước mắt, ưu tiên triển khai Đề án thí điểm tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với cá ngừ, Đề án dự báo ngư trường.

Thúc đẩy thương mại thủy sản bằng cách: Tổ chức nghiên cứu quy định của các thị trường nhập khẩu (Quyết định số 1016/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2014), chủ động đề xuất các giải pháp xử lý các phát sinh về thương mại đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Trước mắt, tập trung nghiên cứu đạo luật Nông trại 2014 để tháo gỡ khó khăn đối với cá tra vào thị trường Hoa Kỳ. Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để duy trì thị trường đã có, mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu thủy sản; ưu tiên các thị trường trọng điểm. Ngoài ra, phối hợp và tổ chức phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lí.

Trong nhiệm vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, tiến hành nghiên cứu các công nghệ mới phục vụ phát triển sản xuất thủy sản theo Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/5/2014 (ưu tiên các công nghệ: hiện đại hóa tàu cá; giảm tổn thất sau thu hoạch; phòng ngừa, phát hiện và xử lý sớm dịch bệnh trên tôm, cá tra, nhuyễn thể; nâng cao chất lượng con giống; áp dụng nuôi trồng thủy sản tiết kiệm nước). Tăng cường hợp tác quốc tế để đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác nghề cá trên biển với các nước trong khu vực; hợp tác đánh cá với các quốc gia trong khu vực để đưa tàu cá, thuyền viên Việt Nam đi khai thác hợp pháp tại vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ; kêu gọi đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực thủy sản; Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, khoa học công nghệ và đào tạo với các nước và tổ chức quốc tế. Về đào tạo nghề, tập trung đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng; chuyên ngành khai thác thủy sản và quản lý nghề cá; đào tạo chuyển đổi nghề cho ngư dân các xã ven biển.

Để đạt được mục tiêu triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", Tổng cục Thủy sản - cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này. Các Cục, Vụ, các địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Chương trình (theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công), bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế.

Fistenet, 11/06/2014
Đăng ngày 13/06/2014
Ngọc Thúy - FICen
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:37 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:37 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:37 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:37 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:37 22/12/2024
Some text some message..