Chuột khổng lồ được nuôi như thú cưng

Một cặp vợ chồng người Mỹ đã nhận nuôi một con chuột lang to lớn để cùng bầu bạn chơi đùa, thậm chí là ngủ chung.

chuột lang, khổng lồ, Nam Mỹ
Chuột Gary sống cùng một cặp vợ chồng người Mỹ

Bà Melanie Typaldos, 57 tuổi, và chồng Richard Loveman, 54 tuổi, sống ở thành phố Buda, bang Texas nhận nuôi con chuột tên là Gary với cân nặng hơn 50 kg. Với ông bà, Gary là thú cưng trong nhà, giống như những con mèo hay con chó khác.

Gary cùng bơi với con gái ông bà Richard - Melanie. Họ xem nó như thành viên trong gia đình.

Gary thuộc loài Capybara (chuột lang Nam Mỹ). Bà Melanie nhận nuôi Gary khi người chủ cũ không đủ khả năng nuôi nó.

Theo người chủ của Gary thì nó không có nhiều sự khác biệt so với con mèo, hay con chó.

Bà Melanie cho biết, Gary rất tình cảm và nó thích ngủ với vợ chồng bà.

Gary sống hòa đồng với những con vật trong nhà.

Gary chơi đùa cùng ông bà chủ.

Con chuột lang khổng lồ được ưu tiên trên chiếc ghế sofa. Bà Melanie nói rằng, gia đình bà rất yêu thương Gary, và họ không biết sẽ sống thế nào nếu thiếu Gary.

Chuột lang Nam Mỹ là loài gặm nhấm lớn nhất thế giới, chúng có thể đạt cân nặng lên tới hơn 100 kg.

Vợ chồng bà Melanie thường đưa Gary tới các trường học khắp Buda để giáo dục ý thức bảo vệ động vật. Bà Melanie cũng đưa ra cảnh báo về việc chuột lang Nam Mỹ có thể gây ra chấn thương cho con người. "Răng của chúng rất sắc và chúng có thể để lại vết thương nghiêm trọng khi cắn ai đó", bà Melanie nói.

http://vnexpress.net/
Đăng ngày 27/06/2013
Hương Thu (Ảnh: Barcroft USA/ Capybara Madness)
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:01 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 09:01 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 09:01 18/10/2024

Hiệu quả nuôi tôm kết hợp rong biển ở ĐBSCL

Mấy năm thực nghiệm nghiên cứu nuôi tôm kết hợp trồng rong biển ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, các nhà khoa học ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ vừa cho biết kết quả rất tốt.

Rong nho
• 09:01 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:01 18/10/2024
Some text some message..