Chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Vừa qua, tại xã Vĩnh Hảo và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh) Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hơn 40 hộ nuôi cá nước ngọt trên hồ Định Bình.

Cá thát lát cườm
Cá thát lát cườm được nuôi tại Bình Định. Ảnh: NTN

Huyện Vĩnh Thạnh là một địa phương có nhiều tiềm năng về ao, hồ để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt. Trong những năm gần đây, phát triển nuôi cá trong lồng bè đã phát triển mạnh tại khu vực lòng hồ Định Bình với nhiều giống cá như điêu hồng, rô phi, trê lai,….. đã góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và tăng thêm thu nhập, việc đa dạng các loài nuôi gắn với kết tiêu thụ ổn định sản phẩm là hết sức cần thiết. 

Tham gia lớp tập huấn, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật chọn vị trí đặt lồng nuôi, chọn và thả giống đúng cách, vệ sinh lồng nuôi, cho ăn và quản lý thức ăn dư thừa, phòng và trị một số bệnh thường gặp.

Đặc biệt, các hộ dân được hướng dẫn kỹ thuật sang lồng để nuôi cá theo cùng một kích cỡ khi có hiện tượng phân đàn, biện pháp này sẽ giúp cá sinh trưởng và phát triển đồng đều hơn. 

Một số hộ dân đang nuôi cá thát lát cho biết, so với các giống cá hiện đang nuôi tại hồ Định Bình, cá thát lát cườm là giống cá có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, cá lớn nhanh và chống chịu được bệnh tốt.

Trong quá trình nuôi, phải luôn tuân thủ theo quy trình kỹ thuật đá được hướng dẫn như vệ sinh lồng nuôi, quản lý thức ăn dư thừa,…Thường xuyên theo dõi tốc độ phát triển của cá về kích cỡ và trọng lượng. Đặc biệt, khi cá phân đàn, cần có biện pháp tách đàn, sang lồng nuôi theo cùng kích cỡ giúp cá phát triển đồng đều hơn. 

Được biết, trong năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sẽ tiếp tục triển khai thực hiện mô hình này trên hồ Định Bình. Đồng thời, hỗ trợ các hộ dân trong việc liên kết với thương lái để tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con có đầu ra ổn định, yên tâm trong việc phát triển nghề nuôi cá, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống.

Đăng ngày 09/05/2023
NTN @ntn
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:39 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:39 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:39 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:39 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:39 26/11/2024
Some text some message..