Chuyện khởi nghiệp của anh “Chính ốc nhồi”

Từ một con vật thân quen, gần gũi, gắn bó với những kí ức tuổi thơ nơi đồng làng, bằng quyết tâm và sự nỗ lực, chàng thanh niên Nguyễn Văn Chính (đội 7, làng Bái Thuỷ, xã Định Liên, Yên Định) đã viết nên câu chuyện khởi nghiệp vừa chân thật, giản dị nhưng cũng không kém phần gian nan, vất vả.

chuyện khởi nghiệp của anh “Chính ốc nhồi”
Anh Chính nhiệt tình giới thiệu với khách về mô hình nuôi ốc nhồi phát triển kinh tế tại trang trại của mình.

Về xã Định Liên, hỏi thăm đường đến trang trại của anh Nguyễn Văn Chính, ai ai cũng niềm nở dẫn đường. Ở đây, mọi người đều gọi tên anh một cách thân mật là “Chính ốc nhồi”. Chỉ một biệt danh nghe có vẻ đậm chất quê như vậy cũng đủ để thấy hiệu ứng, sức lan toả mà mô hình khởi nghiệp của anh Chính đã làm được.

Tiếp đón chúng tôi trong trang trại nuôi thả ốc nhồi của mình, anh Chính mở đầu câu chuyện bằng những chia sẻ chân thành: “Từ nhỏ tôi đã theo bố mẹ vào Nam sinh sống nhưng chưa có lúc nào tôi từ bỏ ý nghĩ một ngày nào đó, mình sẽ về lại quê hương, về chính mảnh đất nơi mình chôn rau cắt rốn”. Và có lẽ, từ nỗi niềm đau đáu với quê hương đã bắc nhịp đưa anh Chính đến với nghề nuôi ốc nhồi – một con vật vừa quen vừa lạ trong những mô hình phát triển kinh tế. Anh Chính kể lại quãng thời gian trước khi khởi nghiệp như là cách để tự so sánh với bản thân mình của quãng thời gian sau này. Đó là khi anh Chính bỏ ngang việc học khi vừa kết thúc chương trình lớp 11 để đi đến quyết định mạo hiểm đầu tiên trong đời. Không tiếp tục sống trong sự chu cấp, bảo bọc của bố mẹ, anh lăn lộn khắp nơi tìm kiếm việc làm. Những công việc làm thuê, lao động tay chân vất vả như: cạo mủ cao su, làm mộc… anh đều đã thử qua. Tuy nhiên, phần vì nhớ quê, phần vì mong mỏi được khởi nghiệp làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc bước chân anh về quay trở lại mảnh đất nơi mình đã từng ra đi. Đã có lúc anh phải suy nghĩ rất nhiều: “Mình muốn trở về quê với một tâm thế khác hơn là một người chỉ có hai bàn tay trắng”. Sau bao nhiêu đắn đo, nghĩ ngợi, anh nhìn nhận vấn đề một cách điềm tĩnh, sâu sắc hơn: “Có thể bây giờ về quê mình chưa có gì trong tay thật nhưng nếu mình có hoài bão, có ước mơ, dám sống và nỗ lực cố gắng vì ước mơ ấy thì chẳng có điều gì là không thể”.

Mang theo niềm hy vọng có thể làm giàu chân chính trở về quê, anh Chính vừa tìm công việc làm qua ngày vừa này mò, tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp. Trong một lần ngồi trò chuyện với vài người bạn về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, hình ảnh con ốc nhồi lấm lem bùn đất nhưng ruột ăn giòn ngon, béo ngậy bỗng nhiên hiện hữu, mở ra cho anh hướng đi mới mẻ: Phát triển kinh tế từ nghề nuôi ốc nhồi.

nuôi ốc, nuôi ốc nhồi, nghề nuôi ốc, nông dân làm giàu, mô hình nuôi ốc

Trứng ốc nhồi được anh Chính chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận

Nghĩ là làm, anh Chính bắt đầu chuyên tâm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường nuôi bán, tiêu thụ ốc nhồi và tổng kết lại rằng: Ốc nhồi tuy là loài thân mềm có nhiều ngoài ao, đồng, thuở nhỏ thường đi bắt về ăn nhưng càng ngày, loài động vật này càng trở nên khan hiếm ngoài tự nhiên. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường đối với loài ốc nhồi này rất lớn, không chỉ là ốc thương phẩm mà cả ốc giống. Chính bởi vậy mà giá thành của loài ốc này khi xuất ra thị trường luôn ở mức khá cao. Tìm hiểu cách thức chăm, nuôi ốc nhồi trên mạng và qua những kinh nghiệm thực tiễn, anh Chính càng có thêm quyết tâm đầu tư khởi nghiệp. Anh cho biết: “Quy trình chăm, nuôi ốc nhồi không quá phức tạp, chi phí đầu tư ban đầu không quá tốn kém. Đặc biệt, mình có thể chỉ động được nguồn thức ăn vì hầu hết ốc nhồi chỉ ăn bèo tấm, bèo hoa dâu, rong, rêu, bí ngô, đu đủ chín… Đây đều là những thứ có sẵn trong tự nhiên hoặc nếu có phải mua cũng không đòi hỏi mức chi quá lớn. Hơn nữa, ốc nhồi ít dịch bệnh nên khả năng rủi ro thấp”.

nuôi ốc, nuôi ốc nhồi, nghề nuôi ốc, nông dân làm giàu, mô hình nuôi ốc

Ốc nhồi giống là một trong những mặt hàng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho trang trại của anh Chính.

Bằng sự nhìn nhận của mình về thị trường, căn cứ vào thực tế tài chính của bản thân, sau thời gian tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu sâu hơn về quy trình, cách thức chăm, nuôi ốc nhồi, năm 2014, anh Chính bắt đầu nuôi thử nghiệm trong bể nhỏ. Đến năm 2016, anh Chính hạ quyết tâm bỏ nghề thầu xây dựng đang làm với mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng/tháng để chuyên tâm đầu tư, phát triển mô hình trang trại nuôi ốc nhồi. Tuy nhiên, lần đầu tiên mở rộng quy mô ấy của anh thất bại. Anh nhận định: “Thời điểm ấy mình chưa thực sự thuần thục về quy trình chăm, nuôi ốc nên cho ốc ăn quá nhiều thức ăn, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm”.

Thất bại không khiến anh Chính nản chí mà càng khiến anh quyết tâm học hỏi, đầu tư bài bản hơn với tâm niệm “thất bại là mẹ thành công”, “thất bại ở đâu đứng lên ở đó”. Sau nhiều nỗ lực, đến thời điểm hiện tại, anh Chính đã xây dựng được trang trại nuôi ốc nhồi với diện tích khoảng 1 mẫu. Vào mùa ốc sinh sản (khoảng từ tháng 3 đến tháng 9), mỗi tháng, trang trại của anh Chính xuất ra thị trường 10 vạn con ốc nhồi giống, ước tính đạt khoảng 50 triệu đồng/tháng. Từ tháng 10 đến tháng 2, tiết trời lạnh, ốc ngủ đông, anh Chính tập trung chăm sóc ốc, dọn dẹp, sửa sang trang trại. Hiện tại, con ốc nhồi giống của anh Chính được khách hàng ưa chuộng, không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà vươn ra khắp các tỉnh ,thành trong cả nước. Trong tương lai, anh Chính dự định sẽ thầu thêm khoảng 3 mẫu đất nữa nhằm mở rộng mô hình nuôi ốc nhồi phát triển kinh tế. Không dừng lại ở những thành công cá nhân, anh Chính thường xuyên đồng hành, tích cực hỗ trợ con giống, trao đổi kiến thức giúp thanh niên trong xã cùng xây ước mơ khởi nghiệp.

Câu chuyện khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc nhồi của anh Chính là kết quả của rất nhiều yếu tố. Đó là sự nhanh nhạy trong việc hiểu và nắm bắt được nhu cầu của thị trường, là sự kiên định với mục tiêu, lý tưởng và những nỗ lực, chịu khó học hỏi. Những trên tất cả, câu chuyện khởi nghiệp của anh Chính đã cho thấy bài học quý giá của việc chiến thắng được chính bản thân mình, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Đúng như lời anh Chính đã chia sẻ: “Đây vẫn chưa phải là tất cả của sự thành công. Mọi thành quả mà tôi có được cho đến hiện tại chỉ mới là điểm khởi đầu. Tôi còn cả quãng đời phía sau để cố gắng hết mình”.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 18/04/2019
Hương Thảo - Nguyễn Tường
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 08:08 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 08:08 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 08:08 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 08:08 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 08:08 28/12/2024
Some text some message..