Chuyện lạ một ao tôm ở Hà Tĩnh

Một ao nuôi thủy sản không có bờ ngăn vừa được chính quyền thu thuế của người này vừa bán đứt cho hộ khác, cấp "bìa đỏ" đàng hoàng, rồi để 2 hộ tự xử rõng rã nhiều năm trời.

ho tom
Toàn bộ diện tích 10ha diện tích nuôi trồng thủy sản ông Dũng đang sử dụng trong đó có 3ha diện tích của ông Kỳ. Ảnh: T.H

Hai năm ròng ‘’ôm’’ bìa đỏ đi đòi lại đất

3 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) của xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà được giao cho hộ ông Nguyễn Tiến Dũng (thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long) canh tác 17 năm qua. Đến năm 2014 xã Thạch Sơn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) diện tích trên cho ông Nguyễn Văn Kỳ (thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long) mà không thực hiện quy trình thu hồi đất, dẫn đến việc tranh chấp không đáng có. Giờ đây, ông Kỳ mệt mỏi đi đòi đất, ông Dũng yêu cầu đền bù tài sản trên đất, còn chính quyền xã như ‘’gà mắc tóc’’ tháo gỡ bên nào cũng không ra?

Trước đó, vào năm 1997 ông Nguyễn Tiến Dũng thuê lại 10/20 ha diện tích đất nuôi trồng thủy sản (Thạch Long: 7ha, Thạch Sơn: 3ha) của hộ bà Nguyễn Thị Huệ (trú tại xã Thạch Sơn) để nuôi tôm, cá, cua... Đến năm 2006, bà Huệ làm đơn trả lại số đất 3ha trên cho xã Thạch Sơn. Do đang canh tác, ông Dũng làm đơn xin ký hợp đồng thuê lại đất, thời hạn 4 năm (2006-2009), phí phải đóng là 840.000 đồng/năm.

doi dat
Anh Nguyễn Văn Kỳ ròng rã 2 năm nay cầm bìa đỏ đi đòi lại đất của mình nhưng không được (ảnh: T.H)

Đến năm 2009, xã Thạch Sơn chấm dứt hợp đồng thuê đất đối với ông Dũng. Tuy nhiên, do tài sản trên đất chưa thu hoạch nên ông Dũng vẫn ‘’cố thủ’’ sử dụng diện tích này đến năm 2014 và đóng nộp thuế đầy đủ cho xã.

Trong năm 2014, xã bất ngờ cấp GCNQSDĐ 3ha diện tích NTTS trên cho hộ anh Nguyễn Văn Kỳ (xã Thạch Long) mà không hề có một thông báo nào cho ông Dũng. Bản thân ông Kỳ do đã có bìa đỏ trong tay nên đến nhà ông Dũng đòi lại đất. Đòi nhiều lần không được nên mâu thuẫn phát sinh từ đây.

Anh Nguyễn Văn Kỳ kể lại, ‘’Tôi mua lại diện tích 3ha đất NTTS trên là khi UBND Thạch Sơn đã chấm dứt hợp đồng với ông Dũng. Đến ngày 15/9/2014 UBND huyện Thạch Hà cấp GCNQSDĐ số CH00240, thửa đất số 11, diện tích gần 3ha cho tôi, thời hạn sử dụng đến ngày 2/12/2033’’.

giay quyen su dung dat
Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích lô đất 3ha nuôi trồng thủy sản của anh Kỳ đã được UBND huyện Thạch Hà cấp bìa đỏ (ảnh: TH)

Cầm bìa đỏ trong tay, anh Kỳ đến nhà ông Dũng lấy đất, thì nhận được câu trả lời ‘’Chỉ khi chính quyền xã Thạch Sơn giải quyết rõ ràng về việc bồi thường tài sản trên đất và công khai hoang, cải tạo đất thì ông Dũng mới giao đất’’. Kể từ đó, diện tích 3ha NTTS dây dưa mãi, không giao trả được cho ai. Bản thân anh Kỳ suốt ngày mang đơn lên xã, huyện, tỉnh đề nghị chính quyền giải quyết, để anh nhận đất về sử dụng. Câu trả lời anh nhận được ‘’phải chờ’’  hoặc ‘’Hai hộ tự thỏa thuận với nhau đi. Xã sẽ làm trung gian!’’...

Anh Nguyễn Văn Kỳ bức xúc: ‘Tôi ôm bìa đỏ, đơn thư ra vào các cổng cơ quan xã, huyện rồi lại trở về trong thất vọng. Chuyện ngược đời, đất của tôi mà tôi lại phải đi đòi. Vợ chồng tôi cũng vì thế mà xung đột, kiệt quệ”. 

‘’Trong nhiều lần thỏa thuận, tôi đề nghị hỗ trợ công khai hoang, đắp đê cho hộ ông Dũng là 100 triệu đồng để lấy lại đất nhưng bất thành. Ông Dũng đòi 300 triệu. Thực tế số tiền đó, tôi lấy đâu ra, khi mà bìa đỏ nhà đất, mọi tài sản đã cầm cố ngân hàng. Theo lý, việc bồi thường cho ông Dũng phải thuộc cấp thẩm quyền của xã, đằng này xã bảo tôi muốn lấy lại đất thì phải bỏ tiền túi ra. Chả nhẽ, tôi mãi không lấy lại được đất của mình?” – anh Kỳ bức xúc nói.

Người đang canh tác đất ‘’cố thủ’’ chờ tiền đền bù

Năm 2009 sau khi hết hạn hợp đồng thuê 3ha đất NTTS giữa ông Nguyễn Tiến Dũng và xã Thạch Sơn, thì ông Dũng xin tiếp tục gia hạn hợp đồng nhưng bị xã từ chối, lý do ông không đóng nộp thuế đầy đủ. Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, ‘’Trong thời gian hợp đồng thuê đất, tôi nộp thuế đầy đủ. Hóa đơn nộp thuế tôi vẫn giữ lại. Nhất là sau khi chấm dứt hợp đồng 2009, tôi vẫn tiếp tục sử dụng mảnh đất đó và đóng nộp thuế hàng năm cho xã là 1.400.000/năm cho đến năm 2013. Chỉ đến 2014 khi xã cấp bìa đỏ cho hộ anh Nguyễn Văn Kỳ thì tôi mới không phải đóng thuế. Tôi thấy lạ về cách làm của xã Thạch Sơn” – ông Dũng nói.

‘’Tôi đồng ý xã lấy lại đất, trên cơ sở xã hoặc anh Kỳ phải đắp bờ ngăn cách 7/10 ha diện tích NTTS, để khoanh vùng. Bởi diện tích hồ tôi đang sử dụng là 10ha (trong đó, có 3 ha của anh Kỳ thuộc xã Thạch Sơn; còn 7ha tôi đang nuôi thuộc xã Thạch Long). Diện tích nằm tổng thể trong một bờ hồ. Tuy nhiên, bao năm nay xã Thạch Sơn không đắp nổi một bờ ngăn cách. Cái này lỗi thuộc về xã nên hai hộ chúng tôi mới xảy ra mâu thuẫn’’ – ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết.

phieu thu
Xã Thạch Sơn cho rằng ông Dũng không đóng nộp thuế đất đầy đủ trong thời gian hợp đồng (2006-2009) nhưng năm 2013 dù đã chấm dứt hợp đồng với ông Dũng nhưng xã vẫn thu thuê đất (ảnh: TH)

Ông Dũng cũng nói thêm, ‘’Hơn 17 năm tôi canh tác, cải tạo, bồi đắp toàn bộ diện tích NTTS, khi giao lại cho anh Kỳ thì trách nhiệm của xã phải bồi thường thiệt hại cho tôi. Tôi đưa ra giá 300 triệu, nhưng xã và anh Kỳ đều không đáp ứng. Tôi nói rõ, xã cấp GCNQSDĐ cho anh Kỳ thì phải có trách nhiệm đắp bờ ngăn cách NTTS. Lúc đó, diện tích anh Kỳ thì anh ấy sử dụng, của tôi thì tôi sử dụng’’.

Ông Nguyễn Tiến Dũng bức xúc: “Vợ chồng tôi đã khai hoang, đầu tư hơn 500 triệu đồng để có được hồ NTTS như bây giờ, đó là chưa kể gần 100 triệu tiền tôm, cua đang nằm dưới hồ. Tôi đòi tiền đền bù là để bù đắp lại những khoản mình đã đầu tư trước đó’’.

Chỉ tại cái bờ ngăn cách?

Ông Nguyễn Hữu Niêm, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Sơn cho biết:  Để xảy ra sự việc mâu thuẫn giữa hai hộ như hôm nay, trách nhiệm này thuộc về xã. Chúng tôi đã mời hai hộ lên làm việc nhiều lần nhưng không đi đến tiếng nói chung. Vì vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục... mời.

Ông Trần Công Trung, Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cũng cho hay, ‘’Sau nhiều năm không giải quyết được mâu thuẫn giữa hai hộ, đợt này xã sẽ quyết liệt. Thời gian tới, chờ thủy triều xuống, sẽ tháo cạn nước để đắp bờ ngăn NTTS. Tùy tình hình thực tiễn, khi đắp xong bờ ngăn thì bàn giao đất luôn cho anh Kỳ.

Ông Trung thừa nhận, ‘’Khi xã cấp GCNQSDĐ diện tích 3ha NTTS cho hộ anh Nguyễn Văn Kỳ (cắt 3/10ha diện tích của ông Nguyễn Tiến Dũng) thủ tục cấp đất làm chưa đảm bảo các yếu tố: Người đang sử dụng đất có đơn xin trả đất; trích lục bản đồ địa chính; ký giáp ranh với các hộ có diện tích đất liền kề diện tích bị thu hồi; quyết định thu hồi đất. Tất cả các thủ tục trên đều phải có chữ ký của người đang sử dụng đất. Đây là lý do để ông Dũng lợi dụng ‘’sơ hở’’ sử dụng diện tích NTTS này đến tận bây giờ.

Để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn ‘’tranh chấp đất’’ lâu dài giữa hai hộ, phía chính quyền xã sẽ đứng ra, bỏ kinh phí để đắp bờ ngăn cách NTTS, ngăn ra hai hồ. Đúng là do cái bờ ngăn cách! – ông Trung nói.

Trao đổi với Infonet, ông Hoàng Việt Hùng, Trưởng phòng TNMT, UBND huyện Thạch Hà cho biết, Phó chủ tịch UBND huyện Ngô Văn Tân đã chỉ đạo các phòng ban kiểm tra, xác minh lại. Trước mắt Phòng TNMT sẽ về làm việc lại với xã Thạch Sơn để bàn giải pháp xử lý, nếu có dấu hiệu vi phạm thanh tra huyện sẽ vào cuộc. Tránh những xung đột, mâu thuẫn không đáng có giữa hai hộ dân.

Infonet, 09/04/2016
Đăng ngày 10/04/2016
Trương Hoa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:58 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:58 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:58 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:58 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:58 10/01/2025
Some text some message..