Chuyện ở Hòa An

Người dân thôn Hòa An (xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu) làm nghề đánh bắt cá cơm săn ở vùng biển hòn Khô, hòn Lao trước xóm nhà. Nghề này tuy “năm trúng năm trật” nhưng người dân trong thôn vẫn bám biển, bám làng, có chén canh con cá là trao cho nhau, thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

bien hon kho
Một góc biển hòn Khô (Hòa An, Xuân Hòa, TX Sông Cầu) - Ảnh: MẠNH HOÀI NAM

Thôn Hòa An có 40 tàu chuyên đi đánh bắt cá cơm. Năm nào cá cơm xuất hiện dày, trung bình sau một ngày đêm, cả thôn đánh bắt được trên 100 tấn cá. Mùa đánh bắt cá cơm bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 9. Thời gian này, bãi biển hòn Khô tấp nập tàu ra vào. Tàu đánh bắt cá cơm thuộc dạng nhỏ, mỗi tàu thuyền công suất 40CV, một chuyến đánh bắt nhiều thì được 3-4 tấn, ít nhất cũng được 1 tấn cá cơm, bán với giá 20.000 đồng/kg. Có đêm biển “đói” thì thu nhập thấp hơn, bù qua sớt lại sau một đêm đánh bắt trừ phí tổn thu 200.000-300.000 đồng/người.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, một chủ tàu chuyên đánh bắt cá cơm ở đây, cho biết: Hiện nay, chúng tôi hành nghề cả ngày lẫn đêm. Ban đêm đánh bắt pha xúc, nghĩa là ra vùng biển chong đèn pha, cá dồn đến thì dùng tấm lưới to gắn hai đầu vào 2 cây sào xúc. Còn ban ngày thì bủa lưới rút trủ. Thời gian gần đây, những ngư dân có điều kiện đầu tư máy tầm ngư để dò ngư trường ở độ sâu đến 40m. Khi phát hiện luồng cá thì bủa lưới rút nên nghề bủa lưới rút ban ngày đang rộ lên.

Sáng sớm, tàu cập bến, chị Nguyễn Thị Nhàn ở thôn Hòa An ra bãi biển phụ chồng khiêng cá cơm, tàu trúng luồng cá lưới rút nên dù đã chất đầy 15 giỏ nhưng vẫn còn cá cơm trên tàu. Tại bến cá, người khiêng cá vô, người thì gánh giỏ không ra, chị Nhàn dặn người bên cạnh: “Lát nữa chị khiêng cá về, khi ra, qua ngang cửa nhà em lấy thêm 3 cái giỏ mang ra cho em đựng cá nghen”. Rồi chị cười khoe đêm nay trúng “bộn” cá cơm săn.

Xóm nhà hướng mặt ra hòn Khô nhô lên trên mỏm đá nên hứng gió nồm từ biển thổi vào. Xong công việc khiêng, cân cá giao cho lò trụng (cơ sở hấp cá cơm), những người phụ nữ gánh một đầu tấm lưới rách, một đầu xoong nồi (mang theo trên tàu để nấu ăn ban đêm), bước dài trên bãi cát về nhà. Nghỉ giải lao một lát rồi các chị ngồi vá lại tấm lưới rách, luồn chì vào viền lưới để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt tiếp theo. Chị Bùi Thị Linh đang ngồi vá lưới, cho hay: Ở đây nhà nào cũng có ngư, lưới cụ chất đầy từ hàng ba vô đến phòng khách. Lúc tàu về bến, bãi biển chật người, xong việc rồi phụ nữ về nhà lo vá lưới.

Cuộc sống người dân Hòa An luôn thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Chị Linh trong lúc cân cá cho lò trụng đã “nhín” lại mớ cá cơm, bỏ vô túi nilon mang về đổ ra rổ rửa sạch rồi sai con đem đến nhà chú Bốn Trung đưa cho vợ chú. Chị Linh nói: “Chú Bốn Trung đi bạn cho tàu cá ở nhà, gần tuần nay bị bệnh. Vì thế, tôi bảo con mang ít cá vô cho vợ chú nấu bữa ngọt để ăn mau lại sức. Hàng xóm mà, có chén canh con cá chia sẻ cho nhau mới vui!”.

Xóm nhà cạnh biển hòn Khô chen chúc nhau. Những người phụ nữ ngồi vá lưới ở hàng ba nhà bên này nói chuyện với người ngồi hàng ba nhà bên cạnh. Câu chuyện của người phụ nữ vùng biển thường xoay quanh cuộc sống hàng ngày của vợ chồng, xóm làng. “Hồi hôm, Bảy Phước trúng 100 giỏ cá. Năm rồi, ông ấy xây nhà lầu, chắc sắp đến đóng thêm chiếc ghe nữa”. “Bảy Phước có “quai nói” nên bạn đi biển giỏi tập trung làm cho ghe ổng nhiều lắm!”. “Chiều nay, tôi bắt con gà giò chặt to kho mặn cho chồng ăn có sức, tối ráng kéo được 50 giỏ cá, sáng ra ấm túi”. Chị bên kia cười, nói: “Ông nhà tôi ăn thịt nạc nên mua thịt heo về có dính chút mỡ cũng lạng bỏ đi. Sáng nay đi chợ thấy thịt heo mỡ quá nên không lấy, chắc chiều nay nhổ lông con gà”.

Chiều tối, bãi biển Hòn Khô nhộn nhịp, tấp nập người ra vào chuẩn bị cho chuyến đi đánh bắt ban đêm bằng pha xúc. Người thì vác can nhựa đựng nước uống ra bến chất lên tàu, người thì chồng lớp giỏ tre cao ngang đầu đặt đứng trên vai ra bãi chở theo để đựng cá, người thì khiêng ngư lưới cụ lên tàu. Sẩm tối xuất bến, những đoàn tàu dàn hàng ngang từ hòn Khô qua hòn Lao chạy hướng thẳng ra biển. Đứng trong xóm nhà nhìn ra thấy ánh đèn tàu sáng rực, trông hai hòn như phố nhỏ nổi trên biển lung linh…

Báo Phú Yên, 13/08/2016
Đăng ngày 16/08/2016
Trâm Trân
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 05:46 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 05:46 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:46 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 05:46 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 05:46 09/11/2024
Some text some message..