Chuyển vùng lúa trũng sang nuôi thủy sản: Hiệu quả gấp 4-5 lần

Hải Phòng hiện có 13.000ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có một phần không nhỏ là diện tích đất chuyển đổi từ những vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả thậm chí bỏ hoang vì không được thu hoạch...

chuyển đổi mô hình
Nhiều ND đang có thu nhập khá từ ao nuôi thủy sản chuyển đổi từ ruộng lúa.    T.T

Tiên Lãng vốn là huyện thuần nông, thu nhập chính của nông dân vẫn là từ sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, một số vùng đất trũng trồng lúa khó khăn, chỉ cấy được một vụ, địa phương đã động viên các hộ mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Đến nay, toàn huyện đã có 2.800ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó hơn 500ha diện tích được chuyển đổi từ các vùng lúa trũng kém hiệu quả.

Tuy diện tích chuyển đổi chưa nhiều nhưng lại cho sản lượng và lợi nhuận khá cao. Các hộ nuôi ở hai xã Tiến Minh, Bạch Đằng cũng phấn khởi hơn bởi trước kia cấy lúa cho năng suất thấp, tính 1ha trong 6 tháng cấy lúa cũng chỉ thu được cao nhất là khoảng 10- 15 triệu đồng lợi nhuận. Nhưng cũng trên cùng một diện tích, chuyển sang nuôi trồng thủy sản bình thường cũng đã cho lợi nhuận khoảng từ 30-40 triệu đồng (chưa tính nuôi theo phương pháp công nghiệp).

Ông Lương Ngọc Lập - Chủ tịch xã Bạch Đằng cho biết: “Thực hiện chuyển đổi, huyện hiện có khoảng 1.200ha nuôi trồng thủy sản cả nước ngọt lẫn nước mặn, tập trung tại các xã Tú Sơn, Tân Phong, Hữu Đoan, Đoàn Xá và Tân Trào. Sau chuyển đổi, do làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nuôi, nên sản lượng luôn đảm bảo mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Văn Quyết - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kiến Thụy cho hay: Theo đánh giá hàng năm thì việc chuyển đổi các diện tích ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản cho giá tri bình quân so với cấy lúa là khoảng 5- 6 lần. Tại những vùng nuôi trồng nước ngọt, giá trị sản xuất đạt 250-300 tạ/ha, lợi nhuận đạt từ 80-100 triệu đồng/ha. Đặc biệt những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng thì giá trị sản xuất đạt 1,8 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt 800-900 triệu đồng/ha, gấp gần 30 lần trồng lúa. Tiêu biểu như gia đình anh Phạm Văn Bình ở xã Tú Sơn hiện đang có 6.000m2 mặt nước nuôi cá các loại, với sản lượng bình quân đạt từ 15-20 tấn một năm, trừ các loại chi phí lãi khoảng 80-100 triệu đồng/năm, thu nhập gấp 10 lần trồng lúa.

Theo số liệu thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2014, trên địa bàn thành phố đã chuyển đổi được 340ha các diện tích vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão… Thu nhập của các hộ nuôi cũng tăng lên từ 3-5 lần trồng lúa, lợi nhuận bình quân một năm thu được từ 60-100 triệu đồng/ha. Một số các hộ có điều kiện đầu tư kinh phí, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất thuận lợi cũng cho lợi nhuận khá cao từ 150- 180 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Tự Trọng  - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Phòng khẳng định: “Ngành nông nghiệp sẽ quan tâm phối hợp các địa phương, báo cáo các cấp thẩm quyền đầu tư  các vùng nuôi trồng thủy sản, tập trung vào thủy lợi, hệ thống điện và các hệ thống hạ tầng khác… cũng như liên kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân để bà con mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản”.  

Báo Dân Việt, 21/05/2015
Đăng ngày 21/05/2015
Thu Thủy
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 02:32 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:32 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 02:32 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:32 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 02:32 06/11/2024
Some text some message..