Cô gái bỏ học từ lớp 10 để thực hiện giấc mơ... cá vàng

Giấc mơ “cá vàng” ngày nào đã thành sự thật với ba ao cá có diện tích gần 2 ha và một đàn heo hơn trăm con, tạo công việc làm cho hàng chục lao động quanh làng là câu chuyện của một cô gái ở Khánh Hòa.

giấc mơ cá vàng

Đó là tâm sự của bạn Phước Thiện, Khánh Hòa. Dưới đây là toàn bộ tâm sự của Phước Thiện về hành trình dám thay đổi để thành công của mình:

"Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo. Người làng quê tôi bao đời chỉ biết quanh quẩn với ruộng vườn hoặc lên rừng đốt than để mưu sinh. Nhà ông bà ngoại tôi, nhờ mấy ao cá, mà có tiền cho mẹ tôi và các cậu dì ăn học. Mẹ tôi tốt nghiệp ra trường đi dạy học rồi gặp bố tôi, giảng viên của một trường cao đẳng.

Tôi học hết cấp 1, bố mẹ tôi chuyển cả gia đình ra thành phố, vì muốn anh em tôi có điều kiện học tập tốt hơn. Mẹ tôi lúc nào cũng khuyên các con phải cố gắng học hành. Mẹ bảo: “Phải học mới thoát nghèo”. Bố tôi kể câu chuyện về cuộc đời của bố: "11 tuổi, bố mới được đi học, nếu không có các thầy cô giáo ở trường nghệ thuật Việt Bắc lặn lội về quê đưa đi học thì cuộc đời bố đã gắn chặt với nương rẫy, bản làng heo hút ở tận núi rừng Tây Bắc…”.

Vâng lời bố mẹ, tôi chăm chỉ học tập. Nhưng, mỗi lần về quê nhìn đàn cá nhà ngoại lao xao đớp mồi tôi lại mê mẩn. Những lúc không phải học, tôi thích vào mạng, đọc báo, đọc sách nghiên cứu kỹ thuật nuôi cá rồi áp dụng cho ao cá của nhà ngoại. Ở lớp, tôi có Thu - cô bạn cùng quê cũng có chung sở thích như tôi. Chúng tôi thường kể cho nhau nghe những câu chuyện làm giàu từ cá. Có hôm, tôi còn nằm mơ thấy ao cá nhà ngoại dầy đặc những con cá bằng vàng.

Tôi học lớp 10, bố mẹ đã hướng cho tôi thi vào ngành du lịch, vì theo bố mẹ, tôi vừa có ngoại hình lại khéo tay, phù hợp với công việc ở nhà hàng, khách sạn. Nhưng thâm tâm tôi biết, tôi không đủ khả năng vào đại học, mặc dầu kết quả học tập của tôi năm nào cũng được các thầy cô xếp loại tiên tiến. Hết lớp 10, tôi quyết định nghỉ học. Đám bạn nghe tin nhao lên, đứa nào cũng muốn tôi phải học xong 12, thi đại học.

Tôi hỏi: “Học xong 12, thi đại học trượt sẽ làm gì?”. Nhiều bạn trả lời: “ Nếu cùng lắm mình sẽ đi làm hoặc học một cái nghề gì đó”. Tôi đáp: “Mình tự biết sức học của mình, chắc chắn mình sẽ không đậu đại học, vậy tại sao mình phải chịu thêm hai năm, ngồi trong lớp học vô ích, rồi còn tốn kém thêm cho chuyện thi đại học. Sao không nghỉ học, làm công việc mình yêu thích”. Thu cũng đồng tình với suy nghĩ của tôi, nhưng vẫn phải cố bám lấy trường lớp vì bố mẹ Thu phản đối quyết liệt.

Mẹ tôi nghe tin, bà thảng thốt như trời sắp sập, giận dữ mắng: “Tuổi con là tuổi học, nghỉ làm gì? Phải học cho có cái chữ mới khá được”. Tôi xin: “ Mẹ ơi! Học cho có cái chữ thì con đã học rồi, con biết khả năng con không thể học cao hơn được nữa, học mà không có kết quả thì học làm gì chi bằng mẹ cho con nghỉ học để con được làm công việc con yêu thích”. Bố tôi vội hỏi : “Con muốn làm gì?” Tôi thưa: “Con muốn về quê giành thời gian tìm hiểu, học hỏi thêm về nghề nuôi cá, con tin con sẽ thành công”. Mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bố lặng im một lúc rồi nói: “Thôi được! Nếu con thích thì con phải cố gắng mà làm, có gì khó khăn bố mẹ sẽ giúp”.

Thế là, tôi nghỉ học về quê “tầm sư” học nghề nuôi cá rô phi, các anh khuyến nông ở tỉnh cũng cho tôi biết cá rô phi dễ nuôi và cho năng suất cao. Ông bà ngoại cũng ủng hộ tôi hết mình. Tôi đi khắp làng, tìm hiểu các mô hình nuôi cá đang hoạt động, sau đó mới quyết định áp dụng mô hình liên kết cá – heo để khởi nghiệp. Với cách thức đó, tôi không phải lo nhiều về nguồn thức ăn cho cá, chuồng trại cũng sạch sẽ, không sợ ô nhiễm. Mẹ về quê thăm tôi, bà xót xa khi thấy tôi vất vả, bàn tay với những chiếc móng tay ngày nào được gọt dũa, chau chuốt giờ đã cắt cụt, thô ráp, nhưng khi nhìn thấy cơ ngơi của tôi thì mẹ yên lòng.

Gần chục năm qua, nay tôi đã 25 tuổi, giấc mơ “cá vàng” ngày nào đã thành sự thật với ba ao cá có diện tích gần 2 ha và một đàn heo hơn trăm con, tạo công việc làm cho hàng chục lao động quanh làng. Thỉnh thoảng bố mẹ tôi về thăm quê, nghe người làng gọi tôi là cô Thiện “cá rô”, bố mẹ lại phì cười …

Tôi chỉ thương cho Thu, bạn tôi vẫn còn long đong chưa có công ăn việc làm ổn định với tấm bằng phổ thông và hai năm đại học dang dở. Giá như ngày ấy, bố mẹ Thu cũng ủng hộ quyết định của Thu như bố mẹ tôi, chắc hẳn Thu cũng đã có thành quả như tôi ngày hôm nay. Tôi cảm ơn bố mẹ và ông bà ngoại rất nhiều, những người đã cùng tôi dám thay đổi để thành công."

Theo Sinh viên Việt Nam/Tin mới, 04/11/2013
Đăng ngày 06/11/2013
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:26 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:26 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:26 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 07:26 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 07:26 21/12/2024
Some text some message..