Cơ hội tái cấu trúc ngành cá tra

Năm 2018, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu đạt được nhiều kết quả tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng cao so với cùng kỳ, giá bán tại các thị trường nhập khẩu tăng, có lợi cho cả người nuôi lẫn doanh nghiệp. Vị thế của con cá tra đã được nâng lên, trở thành 1 trong 7 loài thủy sản được tiêu thụ mạnh trên thế giới.

Cơ hội tái cấu trúc ngành cá tra
Giá cá tra thịt đang ở mức 34.000 – 35.000 đồng/kg

Thị trường rộng mở

“Xuất khẩu cá tra hiện nay rất thuận lợi. Thị trường rộng mở, giá trị nâng lên, đây là cơ hội để ngành cá tra thực hiện tái cơ cấu ngành hàng theo hướng an toàn, bền vững. Sản phẩm cá tra đã xuất trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, cá tra trở thành 1 trong 7 loài thủy sản được tiêu thụ mạnh trên thế giới. Đây là cơ hội để ngành hàng cá tra đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững, cân đối cung - cầu để không còn tình trạng “thừa hàng, dội chợ” như thời gian qua” - Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Châu Phú Nguyễn Hữu Nguyên cho biết.

Từ đầu năm 2018 đến nay, 3 thị trường xuất khẩu chính của cá tra là Trung Quốc - Hồng Kông, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU). Theo số liệu từ Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 9-2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,59 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt từ quý III-2018, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn có nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, thị trường Trung Quốc trong 9 tháng của năm 2018, giá trị xuất khẩu đạt 376,8 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2017. Với đà xuất khẩu hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu cá tra toàn thế giới. Đối với thị trường Mỹ, năm nay xuất khẩu cá tra sang Mỹ có nhiều lạc quan hơn, đặc biệt khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá (POR14) giai đoạn từ ngày 1-8-2016 đến 31-7-2017, thấp hơn nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó (POR13). Đây là tín hiệu vui của ngành xuất khẩu cá tra.

Trong tháng 9-2018, Cục Kiểm tra An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã công bố lên Công báo Mỹ, đề xuất phía Mỹ công nhận hệ thống kiểm tra cá tra Việt Nam tương đương với Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc cá tra Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Thông tin trên dù chưa phải là kết quả chính thức nhưng là tín hiệu mừng cho cá tra Việt Nam và là cơ hội để các bộ, ngành và địa phương tái cấu trúc ngành hàng này.


Fillet đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu cá tra Việt Nam. Ảnh: M.H

Giá trị nâng lên

Đến cuối tháng 10-2018, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trên 1,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm xuất khẩu cá tra được mùa nhờ giá bán sản phẩm ở các thị trường tăng. Cụ thể, thị trường Mỹ, giá bán 1kg fillet đông lạnh khoảng ở mức 5 - 6 USD/kg, Trung Quốc 3,6 - 4,3 USD, Nam Mỹ ở mức từ 3,5 - 3,7 USD/kg. So với năm 2016, mức giá xuất khẩu vào các thị trường tăng ít nhất 30 cent/kg. Đây là mức giá xuất khẩu cao nhất trong vòng 20 năm qua. Với mức giá này, doanh nghiệp và người nuôi đều có lãi. “Năm 2002, khi Hiệp hội các chủ trại nuôi cá tra Mỹ phản ứng và đề xuất các cơ quan chức năng Mỹ, không công nhận cá tra Việt Nam mang tên “Casfish”, một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh chấp thương mại và về sau Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam là họ cho rằng, sản phẩm chúng ta bán ở thị trường Mỹ rẻ hơn sản phẩm cá nheo nhằm mục đích phá giá, làm cho Hiệp hội cá nheo đứng bên bờ vực phá sản. Hiện nay, giá cá tra được nâng lên từ 5 - 6 USD/kg, họ nhanh chóng có những động thái chuyển sang công nhận tính tương đồng trong chăn nuôi, đồng thời nới lỏng thuế chống bán phá giá” - ông Nguyên chia sẻ.

Thị trường rộng mở, giá trị xuất khẩu sản phẩm được nâng lên, các ngân hàng dành một nguồn vốn nhất định (giá rẻ) phục vụ cho chương trình nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu. Đây là những điều kiện thuận lợi để ngành cá tra tiến hành tái cấu trúc theo hướng bền vững. Để thực hiện công việc này, đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò của hiệp hội ngành hàng, tiến hành kiểm soát quy hoạch nuôi, kiểm soát sản lượng phát triển hàng năm để không mắc phải tình trạng “thừa hàng, dội chợ”. Về mặt kỹ thuật, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp, nông dân đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi như: sử dụng thiết bị lọc nước nano và bột bakture (Nhật Bản) trong xử lý môi trường nước trong ao nuôi cá tra. Qua đó giúp doanh nghiệp, nông dân giảm được giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

“Trong vòng 20 năm trở lại đây, chưa có năm nào giá cá tra xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài tốt như năm nay. Việt Nam là quốc gia có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm cá tra, bao gồm: nguồn nước, khí hậu, thổ nhưỡng, kinh nghiệm và tay nghề. Bằng sự kết hợp giữa khoa học - kỹ thuật và kinh nghiệm, nông dân có thể nuôi 1.000m2 mặt nước đạt đến 100 tấn cá, điều này rất tuyệt vời. Đây là điều kiện tốt để chúng ta tái cấu trúc ngành cá tra theo hướng khuyến khích những người có kinh nghiệm, tay nghề, vốn phát triển chăn nuôi theo quy hoạch” - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt Doãn Tới khẳng định.

Báo An Giang
Đăng ngày 14/11/2018
Minh Hiển
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 11:28 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:28 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 11:28 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 11:28 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 11:28 20/12/2024
Some text some message..