Cơ hội và thách thức khi tái cơ cấu ngành tôm ở Cà Mau

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 301.509 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ là 278.642 ha với nhiều loại hình nuôi, như siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp…

tái cơ cấu ngành tôm ở Cà Mau
Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống. Ảnh: Huỳnh Lâm.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng quy hoạch phát triển Cà Mau thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời phấn đấu đến năm 2021 đạt 2 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, việc xây dựng Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” đối với địa phương càng trở nên cấp bách. Bởi, bên cạnh những thuận lợi mang tính đặc thù thì vẫn còn hàng loạt những khó khăn đang tồn tại, cản trở địa phương thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Từ những triển vọng

Nghề nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau ngày càng phát triển mạnh.

Mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Cà Mau những năm qua đã khẳng định tính hiệu quả.
Cà Mau có tiềm năng, lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, với ba mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254km với trên 80 cửa biển lớn. Vì thế, phần lớn diện tích đất tỉnh Cà Mau đều có nguồn nước mặn lợ với chất lượng khá tốt đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi tôm nước lợ.

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 301.509 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi tôm nước mặn, lợ là 278.642ha với nhiều loại hình nuôi như siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp…

Ngoài ra, hiện Cà Mau có 32 nhà máy chế biến thuỷ sản, trong đó có 31 nhà máy chế biến tôm, công suất thiết kế trên 250.000 tấn thành phẩm/năm. Cùng với đó là một hệ thống dịch vụ phục vụ cho nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh. Lực lượng cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khá đông đảo và nguồn lao động trong lĩnh vực nuôi tôm dồi dào, hiện có trên 300.000 lao động.

Một triển vọng khác nữa chính là yếu tố thị trường. Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tới sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi cho các nước có điều kiện tự nhiên nuôi tôm phát triển, trong đó có Việt Nam nói chung trong việc mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tôm trên toàn thế giới.

Theo các nghiên cứu, dân số thế giới được dự báo đến năm 2020 đạt 7,76 tỷ người và nhu cầu tiêu thụ tôm nuôi sẽ đạt trên 80 gram/người/năm, bình quân tăng 6,91%/năm (nghiên cứu của FAO, 2016). Vì vậy, tổng nhu cầu tôm nuôi trên thế giới khoảng 6,55 triệu tấn. Nếu khu vực nuôi tôm trọng điểm của thế giới không bị tác động lớn bởi dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu thì nguồn cung chỉ đạt khoảng 4,44 triệu tấn vào năm 2018 (GOAL, 2016) và khoảng 4,49 triệu tấn vào năm 2020, bình quân tăng 4,14%/năm (FAO, 2016).

Như vậy, nhu cầu tôm nuôi trên thế giới có tỷ lệ gia tăng nhanh hơn nguồn cung và lượng tôm nuôi thiếu hụt khoảng 2,06 triệu tấn so với nhu cầu của thế giới vào năm 2020. Ngược lại, nếu các khu vực sản xuất tôm nguyên liệu bị tác động mạnh bởi ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thì nguồn cung tôm nuôi sẽ bị thiếu hụt càng trầm trọng hơn.

Đồng thời, dự báo đến năm 2020, ba thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Nhật và EU thì thị trường Mỹ sẽ có tổng nhu cầu tiêu thụ tôm đạt khoảng 652.700 tấn, tăng bình quân 1,88%/năm; thị trường Nhật Bản sẽ có nhu cầu tiêu thụ 490.900 tấn; và thị trường EU có nhu cầu tiêu thụ tôm khoảng 889.800 tấn, bình quân tăng trưởng 0,66%/năm (FAO, 2016). Trong khi đó, tổng lượng cung tôm chế biến xuất khẩu của 9 quốc gia và khu vực hàng đầu thế giới trong đó có Việt Nam chỉ mới cơ bản đáp ứng nhu cầu của 3 thị trường Mỹ, Nhật và EU.

Đối với thị trường trong nước, theo nghiên cứu của các chuyên gia, kết hợp với các dự báo của VASEP (2017) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011) về mức tiêu thụ thuỷ sản của người Việt Nam đến 2020 thì tỷ lệ tăng trưởng tiêu thụ nội địa bình quân tăng 5%/năm. Vì vậy, tổng nhu cầu tiêu thụ tôm nước lợ nội địa đến năm 2020 là khoảng hơn 187.000 tấn.

Từ các yếu tố trên, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khẳng định, địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm nước lợ với con tôm sú và tôm thẻ theo nhiều hình thức, từ tôm - lúa đến tôm - rừng theo hình thức quảng canh. Đồng thời, nâng cao hơn là nuôi thâm canh, hình thành nhiều vùng nuôi siêu thâm canh với quy mô lớn, khả năng ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra một lượng lớn, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu ngày càng được mở rộng.

Đến những thách thức to lớn

Mô hình nuôi tôm công nghiệp
Mô hình nuôi tôm công nghiệp. Ảnh: Diễm Phương. 

Tuy triển vọng là vậy, nhưng theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trong thời gian qua, nghề nuôi tôm Cà Mau phát triển chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức. Trong đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp gây thiệt hại không nhỏ cho người dân; môi trường nuôi tôm ngày càng xấu.

Bên cạnh đó, đất đai bị ô nhiễm, bạc màu; tổ chức sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng sản phẩm ngành hàng tôm còn hạn chế, giá cả còn bấp bênh, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất; trình độ nắm bắt kỹ thuật trong sản xuất còn hạn chế, khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng các quy trình kỹ thuật.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng quy hoạch, phát triển Cà Mau thành vựa tôm lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đề án xác định, đến sau năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản phải đạt 2 tỷ USD, tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại. Đến năm 2030, đạt sản lượng tôm nuôi phải đạt trên 412.000 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD.

Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng hoàn thành dự thảo Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững nghề nuôi tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Thế nhưng, tại các phiên góp ý hoàn thành dự thảo, nhiều đại biểu tỏ ra rất băn khoăn đến tính khả thi của đề án. Theo đó, trong giai đoạn 2010 – 2015, sản lượng tôm tăng trưởng trung bình chỉ đạt 4,12% năm. Để kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2 tỷ USD vào sau năm 2020, tỉnh phải sản xuất ra 280.000 tấn tôm, sản lượng tôm tăng trung bình tới 17,85%/năm, tăng gấp 4 lần so với giai đoạn trước đây.

Để thực hiện được vấn đề tăng năng suất, sản lượng trong thời gian ngắn, tỉnh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quy hoạch, đầu tư hạ tầng để phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh từ 175ha ở thời điểm này lên 1.000 ha vào năm 2020. Chuyển 170.000 ha nuôi tôm quảng canh lên quảng canh cải tiến, đưa năng suất tôm nuôi từ 550 kg/ha/năm lên 700 kg/ha/năm. Đồng thời, tăng diện tích nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp) thêm 3.000 ha.

Đến năm 2030, tăng gấp đôi diện tích nuôi siêu thâm canh, sản lượng tăng lên 50.000 tấn/năm; diện tích thâm canh và bán thâm canh tăng nhẹ nhưng sản lượng nâng cao lên 130.000 tấn/năm, cùng với các hình thức nuôi khác, đưa tổng sản lượng lên 415.000 tấn/năm. Đây là sản lượng rất lớn, trong khi hiện tại tỉnh Cà Mau còn phụ thuộc vào nguồn thức ăn dành cho tôm phải nhập từ các tỉnh khác. Bên cạnh đó là chất lượng con giống chưa được kiểm soát; môi trường nguồn nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng từ nghề nuôi, xả thải chưa qua xử lý từ các nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp…

Chưa kể, nhiều thách thức đối với thị trường trong thời gian tới mà ngành tôm Việt Nam cần phải vượt qua như: Rào cản kỹ thuật, bảo hộ thương mại và các quy định kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu; giá thành sản xuất nguyên liệu nguồn nguyên liệu chế biến còn cao; thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu...

Một vấn đề khác chính là việc hỗ trợ nhân dân tiếp cận vốn tín dụng. Theo dự kiến, nguồn vốn sẽ lên đến 850 tỷ đồng (ước tính 50 triệu đồng/ha); thực tế hiện nay hầu hết các hộ dân tôm đã vay vốn tín chấp hết định mức theo qui định, không đủ điều kiện để ngân hàng tiếp tục cho vay.

Thực tế, theo chia sẻ của ông Trần Văn Suôl, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hiện nay, vốn vay của đơn vị cho nghề nuôi này đang gặp khó trong thu hồi 300/500 tỷ đồng đã cho vay, đặc biệt là đối với nuôi tôm công nghiệp.

Ông Trần Quốc Khởi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho biết, ngân hàng sẵn sàng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là cho nuôi tôm. Tuy nhiên, cần phải có phương án sản xuất hiệu quả, đặc biệt sản xuất phải theo chuỗi giá trị, trên cơ sở có chế tài quy định chặt chẽ. Bốn yếu tố chính cho nền sản xuất hiệu quả và bên vững, gồm: Đất, lao động, khoa học - kỹ thuật, vốn cần có sự đảm bảo song hành.

Nói về đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển nghề nuôi tôm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải cho rằng đây là việc làm cần thiết và cấp bách, vì Cà Mau vốn có truyền thống, nhiều kinh nghiệm và điều kiện rất thuận lợi trong nuôi tôm, luôn đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, để phát triển ngành tôm thì phải gắn liền với thực tiễn, phù hợp với từng vùng để tăng năng suất, sản lượng.

Trong các chỉ tiêu, để kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2 tỷ USD vào sau năm 2020 thì phải đầu tư xây dựng hạ tầng, áp dụng công nghệ cao, phát triển cho bằng được 1.000ha mặt nước nuôi tôm siêu thâm canh đến năm 2020. Những vùng không đủ điều kiện nuôi tôm siêu thâm canh thì chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến để ít rủi ro, ít ảnh hưởng đến môi trường nhằm phát triển bền vững.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải khẳng định, việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế của tỉnh. Trong quy hoạch các ngành hàng chủ lực, con tôm và các sản phẩm của con tôm là ngành hàng chủ lực, sau đó đến con cua, con cá đồng, mật ong, rồi đến cây chuối và cây gỗ với mục tiêu không chỉ nuôi trồng rồi bán thô mà phải gắn với chế biến xuất khẩu.

TTXVN
Đăng ngày 11/04/2017
Huỳnh Ánh
Nông thôn

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 23:40 28/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 23:40 28/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 23:40 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 23:40 28/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 23:40 28/01/2025
Some text some message..