Có nên ăn nội tạng cá không?

Khi làm thịt cá, nhiều người hay vứt bỏ nội tạng song cũng có nhiều người lại ghiền ăn bộ phận này. Tuy nhiên, có nên ăn nội tạng cá hay không là điều không phải ai cũng biết.

món cá
Ảnh minh hoạ: Internet

Thông thường cá to có bộ lòng đủ cả tim gan bao tử, ruột, bong bóng, trứng cá cái và sữa cá đực (tinh dịch). Có bộ lòng nặng chỉ vài lạng, hoặc hơn cả cân với các loại cá to. Nếu như với các con vật khác, nội tạng to và được bán rộng rãi, nội tạng cá lại khá khiêm tốn và không dễ để mua.​

Khi làm thịt cá, nhiều người hay vứt bỏ nội tạng song cũng có nhiều người lại ghiền ăn bộ phận này. Tuy nhiên, có nên ăn nội tạng cá hay không là điều không phải ai cũng biết.

Bộ phận nào nên ăn?

Trả lời PV, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho hay, trong nội tạng cá, duy chỉ có gan và trứng là hai bộ phận ăn rất tốt cho cơ thể đồng thời không chứa đựng các yếu tố độc hại. Khác với các loại động vật trên cạn, gan cá chứa độc tố không đáng kể. Đồng thời lượng cholesterol của cá tốt hơn so với động vật trên cạn.

Bộ phận này ăn rất ngon, nhất là với các loại cá hiếm như cá lồi, cá đuối. Trong đó, gan cá lồi bùi, cũng giống cá đuối nhưng trắng hơn, thường được chưng cách thủy với hạt tiêu ăn bổ phổi sáng mắt. Trẻ con bị còi được bồi dưỡng món này sẽ nhanh lớn.

Còn về trứng cá, nhiều người quan niệm ăn nhiều sẽ dẫn tới việc bị… mụn trứng cá. “Đây là một quan niệm nhảm nhí và nhầm lẫn giữa tên gọi một bộ phận với một bệnh lý của làn da. Thực chất, chất béo trong trứng cá rất tốt, đặc biệt hàm lượng omega 3 của nó rất cần thiết cho sức khỏe, nhất là phụ nữ. Ăn trứng cá thậm chí còn giúp da chị em trở nên đẹp hơn”.

Hai bộ phận độc của nội tạng cá

PGS Thịnh khuyến nghị người dân chỉ nên ăn gan và trứng trong các nội tạng cá. Ngược lại, ruột và mật là 2 bộ phận cần loại bỏ khi ăn thịt cá.

“Về nguyên tắc, không nên ăn ruột cá. Thứ nhất, bởi cá sống dưới nước và ăn rất nhiều loại chất tạp. Chúng đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Do đó, cá khả năng chứa rất nhiều chất bẩn. Thứ hai, ruột cá rất có khả năng nhiễm ký sinh trùng, trứng giun, trứng sán rất lớn, đặc biệt là giun xoắn. Loài giun này thường cuộn chặt trong các ổ tròn có đường kính nhỏ không màu hoặc các ấu trùng màu đỏ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Tựu chung, ruột chính là bộ phận bẩn nhất của cá. Vì thế, khi cá bị vỡ ruột, cá thối, ươn rất nhanh”, PGS Thịnh thông tin.

Ông cho hay, sự tác động của ruột cá lớn hơn các con vật khác do nó chứa rất nhiều vi sinh vật, thêm vào đó, cơ của cá rất lại rất dễ bị phân hủy.

“Nếu ruột bé nên vứt đi. Chỉ ăn với những ruột cá to. Nhưng cần chú ý tách cẩn thận phần ruột ra khỏi cơ thể cá, rửa, bóp muối cẩn thận. Với nhiệt độ cao, các vi sinh vật, ấu trùng giun sán có thể bị tiêu diệt song nếu nấu chưa chín hoặc ăn tái, nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân được phát hiện nhiễm giun, sán xuất phát từ thói quen ăn ruột cá không đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi này”, PGS Thịnh cho hay.

Riêng mật cá, chuyên gia này khuyến nghị đặc biệt không nên ăn. “Trong quá trình mổ, tất cả loại mật đều của các con vật đều không nên ăn, bao gồm cả cá. Đây là nơi cung cấp các men, enzim song đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn vào, con người có thể bị trúng độc”, PGS Thịnh khuyến cáo.

Về bộ phận này, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế), thông tin thêm, mật các loại cá trắm, chép, trôi, anh vũ… rất nguy hiểm do có chất alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, nhất là ống thận. Trong đó, độc nhất là mật cá trắm. Song, nhiều người vì ngộ nhận nên đã dùng bộ phận này để chữa bệnh, dẫn tới ngộ độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí mất mạng.

Những biểu hiện trúng độc sau khi ăn hoặc uống mật cá thường là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít, chân phù, co giật. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ tử vong.

PGS Trần Đáng cho biết, Cục An toàn thực phẩm đã có rất nhiều khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào song vẫn có rất nhiều người xem thường điều này. 

Zing/Tiền Phong, 27/11/2015
Đăng ngày 28/11/2015
Ẩm thực

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 09:00 05/10/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 10:43 30/09/2024

Mẹo chế biến tôm để tránh mùi tanh khi nấu

Tôm là một trong những nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực trên thế giới, và đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị đa dạng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, mùi tanh của tôm là một trong những thách thức mà người nấu ăn thường gặp phải. Sau đây, Tép Bạc sẽ bật mí một số mẹo khử mùi tanh của tôm đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bao gồm:

Tôm thẻ chân trắng
• 11:07 13/09/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 09:00 31/08/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 03:45 11/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 03:45 11/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 03:45 11/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 03:45 11/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 03:45 11/10/2024
Some text some message..