Có nên để tảo phát triển trong ao tôm không?

Tảo xuất hiện phổ biến trong ao nuôi tôm, đặc biệt với môi trường thuận lợi. Chúng sẽ phát triển và sinh trưởng với mật độ dày, điều này có ảnh hưởng gì đến tôm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tảo
Tảo xuất hiện thành các mảng xanh lớn trên bề mặt ao nuôi

Tảo nào nên xuất hiện trong ao nuôi?

Tảo được chia thành hai loại với hai mục đích khác biệt nhau đó chính là tảo có lợi và tảo có hại. Tảo phổ biến trong ao nuôi tôm thâm canh gồm tảo lục, tảo khuê, tảo lam, tảo giáp và tảo mắt. Mỗi loại tảo đều có đặc điểm phát triển và sự tác động khác nhau đến môi trường ao nuôi và sự phát triển của tôm.

Nhưng nếu thật sự đem lại lợi ích cho ao tôm đó chính là các loài tảo như: 

Tảo lục cũng là một trong số các loại tảo đó. Nó đóng vai trò trong việc quyết định màu nước ao tôm và là hệ thống lọc sinh học trong môi trường nước. Từ đó cân bằng môi trường nước ao nuôi.

Tảo lục có thói quen sống thành tập đoàn, tạo nên một quần xã tảo, khiến màu nước ao có màu xanh nhạt khi chúng phát triển. Tập đoàn tảo lục này bao gồm trùng đơn bào, tập đoàn trùng roi hay các dạng khuẩn dạng sợi và khuẩn dạng cầu,… Nhóm tảo lục thường xuất hiện trong ao tôm là: Chlorella sp.,Scenedesmus sp., Dunaliella sp., Nannochloropsis sp., Oocyctis sp.,…

Tảo lụcTảo lục. Ảnh: truongsinhgialai.com

Một loài tảo có lợi cho ao tôm nữa đó là tảo khuê. Tảo khuê hay còn gọi là tảo silic hoặc tảo cát là nhóm tảo có giá trị dinh dưỡng cao. Tảo khuê thích hợp là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn mới thả nuôi. 

Tôm thích ăn thức ăn tự nhiên như tảo khuê hơn là thức ăn viên công nghiệp. Chúng chứa hỗn hợp các axit béo không bão hòa, magie, sterol, sắt và canxi nhưng không chứa xenluloza, vì vậy mà tôm có thể tiêu hóa và hấp thu rất tốt. Vì vậy nếu ao nuôi có chứa tảo khuê sẽ cho năng suất cao hơn và tiết kiệm chi phí thức ăn đến 15%.

Khi tảo khuê chiếm ưu thế, nước ao sẽ có màu vàng nâu hay vàng đục (màu nước trà). Tảo khuê có thể phát triển tốt khi hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao nuôi ở mức thấp, tỉ lệ N/P lớn hơn 15/1.

Tảo khuê dạng đơn bào tốt cho ao nuôi tôm hơn dạng đa bào. Vì khi ở dạng đa bào, chúng tạo thành chuỗi hoặc xoắn, thường vướng vào mang tôm gây cản trở quá trình hô hấp của tôm, nhất là khi chúng phát triển với mật độ cao.

Công dụng của tảo có lợi trong ao nuôi tôm

Tảo có vai trò quan trọng trong các mô hình nuôi cá, tôm nước ngọt, nước lợ, đặc biệt là các mô hình nuôi thâm canh, thâm canh công nghệ cao. Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực, cần cho cá bột, ấu trùng giáp xác.

Tảo quang hợp, cung cấp nguồn oxy dồi dào cho tôm, cá trong ao. Tảo che chắn ánh sáng, ngăn ánh sáng thâm nhập sâu xuống tầng nước ao, đáy ao, hạn chế rong đáy phát triển, hạn chế phân huỷ hữu cơ, nguyên nhân sinh khí độc. 

Ngoài ra, tảo đóng vai trò như một hệ thống lọc tự nhiên, liên quan mật thiết sự ổn định pH, độ kiềm, khí độc, chất lượng nước ao nuôi... Trong nuôi tôm, cá nước ngọt, tảo lục Chlorella sp có vai trò quan trọng, là tảo có lợi, giúp thông số môi trường ao nuôi ổn định.

Sự phát triển quá mức của tảo có hại

Nếu tần suất tảo dày đặc quá mức sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi. Tảo lục cần sử dụng oxy và tạo ra CO2, chúng sẽ sử dụng nhiều oxy, gây thiếu lượng oxy cần thiết cho ao tôm. Thiếu oxy là nguyên nhân của hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước để lấy oxy.

Các nguyên nhân gây hiện tượng tảo nở hoa đó là hàm lượng dinh dưỡng trong ao cao: Quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm thức ăn dư thừa, phân tôm làm mất cân bằng Nitơ (N) và Photpho (P) là nguyên nhân tảo nở hoa.

Thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao thay đổi cũng là nguyên nhân tảo nở hoa hay sụp tảo.

Quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ trong môi trường yếm khí tạo ra các chất dinh dưỡng, đây là điều kiện cho tảo có hại phát triển dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa.

TảoTảo phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến tôm

Bên cạnh đó, tảo phát triển quá mức còn khiến tôm dễ bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị lỏng, đứt đoạn, phân trắng. Bệnh hoại tử gan tụy cũng là một trong những căn bệnh tôm mắc phải khi tảo nở hoa.

Tảo phát triển mạnh làm các yếu tố môi trường biến đông lớn đặt biệt là ảnh hưởng pH, biến động pH trong ngày lớn pH sáng thấp (pH<7,5) và pH chiều cao (pH>8,5). Quá trình hô hấp vào ban đêm của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong nước và thải ra một lượng lớn CO2, làm pH giảm thấp. Với điều kiện thiếu oxy và pH thấp làm tôm dễ nổi đầu buổi sáng, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh. đồng thời quá trình phân hủy xác tảo làm nồng động khí độc NH3, NO2, H2S tăng.

Vì vây, khi phát hiện ao có hiện tượng tảo phát triển với mức độ dày đặc, khó kiểm soát. Người nuôi cần sử dụng ngay các biện pháp cắt tảo, nhưng phải chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến tôm trong ao.

Đăng ngày 21/02/2024
Mây @may
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 10:58 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 10:58 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 10:58 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:58 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:58 28/12/2024
Some text some message..