Có thể giảm tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm?

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), hiện đang là một trong số những bệnh phổ biến trong các mô hình nuôi tôm hiện nay.

Tôm thẻ
Biện pháp kiểm soát để giảm thiểu mầm bệnh do EHP gây ra là cần thiết. Ảnh: anbinhbio.com

Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng và thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm. Chính vì vậy biện pháp kiểm soát để giảm thiểu mầm bệnh do EHP gây ra là cần thiết để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay. 

Một nghiên cứu mới đây của nhóm đại học tại Thái Lan cho biết, acid 5-aminolevulinic (5-ALA) – bổ sung vào thức ăn tôm giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với đối với bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm thông qua tăng cường biểu hiện các gen quy định quá trình miễn dịch của tôm. Việc sử dụng phụ gia thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của tôm là một phương pháp nhiều triển vọng.

Axit 5-aminolaevulinic (5-ALA) giúp tăng cường sản xuất ATP trong tế bào thông qua việc tăng cường hình thành các hemoprotein trong phức hợp vận chuyển điện tử của ty thể, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng việc cung cấp 5-ALA đối với tôm bị nhiễm EHP có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng, tăng sản xuất ATP, bảo vệ vật chủ và quá trình lột xác của tôm, giúp tôm nhiễm EHP giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do mầm bệnh gây ra.

Acid 5-aminolevulinic
Giả thuyết rằng 5-ALA đối với tôm bị nhiễm EHP có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng,... 

Để đánh giá hiệu quả của 5-Aminolevulinic acid (5-ALA) đối với tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên tôm thẻ chân trắng từ ao nuôi tôm thương phẩm có dấu hiệu nhiễm vi bào tử trùng gan tụy. Các mẫu tôm được nuôi trong nước biển 30 ppt trong bể nhựa 40 L, được chia thành bốn nhóm được bổ sung các liều 5-ALA khác nhau: 0 (đối chứng), 15, 30 và 60 ppm.  

Sau 21 ngày của thí nghiệm, kết quả cho thấy tôm ở nghiệm thức bổ sung 5-ALA ở mức 60 ppm có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể ( p  <0,05) so với các nhóm khác và có sự gia tăng đáng kể về sinh khối gấp 1,6 lần so với nhóm đối chứng.  

Mô học gan tụy của nhóm 60-ppm được cải thiện, tỷ lệ phần trăm ống gan tụy bị thoái hóa thấp hơn so với nhóm đối chứng và diện tích không bào lớn hơn của tế bào B. 

Mức độ tải EHP trong gan tụy bằng phương pháp bán định lượng PCR đang tăng lên theo cách bổ sung 5-ALA liên quan đến liều lượng. Mô học của gan tụy cũng cho thấy sự hiện diện của EHP. Mức ATP trong gan tụy của nhóm 30 và 60 ppm cao hơn đáng kể ( p<0,01) so với nhóm đối chứng.  

Bổ sung 5-ALA với nồng độ 60 ppm/kg thức ăn viên giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng. Việc bổ sung 5-ALA làm giảm tác động của EHP đến mô bệnh học, tăng sản xuất ATP và tăng tải lượng EHP trong gan tụy.  

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng 5-Aminolevulinic acid  trong đề kháng bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, rất dễ tìm và được sản xuất sinh khối từ bã mía, phân chuồng và phế thải của các nhà máy bia...do đó đây là nguyên liệu tiềm năng dễ tìm và có khả năng ứng dụng cao. 

Song song với việc bổ sung vào thức ăn để giảm thiểu tác động của EHP đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi bà con cần quan tâm kiểm soát chất lượng nước đầu vào bằng các phương pháp xử lý hóa học bao gồm canxi hypochlorite, formalin, thuốc tím (KMnO4) khác nhau để bất hoạt bào tử trong nước.

Theo ScienceDirect

Đăng ngày 10/08/2023
Minh Minh @minh-minh
Dịch bệnh

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 01:36 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 01:36 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 01:36 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 01:36 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 01:36 19/11/2024
Some text some message..