Có tiền, cá tra vẫn… “chết đuối”

Cũng như hạt lúa, giá cá tra đang ở mức dưới giá thành sản xuất. Thế mạnh của ĐBSCL là con cá, cây lúa năm nay xem ra không còn. 1,5 triệu nông dân đứng trước nguy cơ phá sản vì thua lỗ trong sản xuất và kinh doanh hai mặt hàng truyền thống này…

nuôi cá tra khó cứu

Có vốn cũng không cứu nổi

Hiện nay, giá cá tra đang dao động từ 22.500 đồng đến 23.000 đồng/kg (loại 1 từ 800 gram đến dưới 1 kg). Với mức giá này người nuôi cá vẫn còn lỗ 1.500 đồng/kg nên có vay được vốn ưu đãi hay không thì người nuôi cá tra cũng lỗ. Hiện nay, số người nuôi nhỏ lẻ rất ít, hầu như đã co cụm hay đã treo ao vì giá quá thấp. Trong khi vay vốn ưu đãi theo gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng của Chính phủ chẳng đến tay nông dân được bao nhiêu nên tình hình nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Võ Văn Đệ - người nuôi cá tra lâu năm ở phường Thuận An (quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) cho hay, trước đây, gia đình ông có 3 ao nhưng giờ chỉ còn giữ lại 1 nuôi theo kiểu lấy công làm lời. Ông Đệ cho biết: “Giá cá tra hiện tại dưới giá thành nên không ai dám thả nuôi. Số người nuôi cầm cự cũng chẳng còn bao nhiêu vì dưới giá thành thì đằng nào cũng lỗ”.

Thông tin Cty CP thủy sản Hùng Vương vừa đưa ra gói hỗ trợ 500 tỷ đồng bằng cách bán chịu thức ăn cá tra nhãn hiệu Việt Thắng đến cuối vụ mới trả tiền khiến nhiều nông dân rất vui mừng nhưng chỉ giúp nông dân bớt lỗ trong giai đoạn khó khăn nhất. Theo đó, nông dân có cá 500 gram sẽ được hỗ trợ mua chịu thức ăn.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) cho biết: “Được mua chịu thức ăn thì nông dân sẽ đỡ phần nào về gánh nặng lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, với tình hình giá cá vẫn dưới giá thành như hiện nay thì có đem vốn ra cứu người nuôi cá, hết vụ này họ cũng phải “treo ao” vì càng nuôi càng thua lỗ”.

Hiện tại, HTX thủy sản Thới An đã co cụm lại chỉ còn 10 ha và nuôi theo kiểu cầm chừng, thả thưa, xoay vòng để thu hoạch hết ao vụ này. Theo nhiều nông dân, nếu ký hợp đồng với doanh nghiệp sẽ ràng buộc rất nhiều thứ và nông dân sẽ là người chịu phần thiệt. Đồng thời, rất ít hộ có cá 500 gram để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Bán ao cho doanh nghiệp

Giá cá tra dưới giá thành thì người nuôi cá chỉ còn cách nuôi gia công hoặc bán ao cho DN. Ông Nguyễn Hữu Nguyên ở xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) trước đây nuôi 10 ha giờ co cụm lại chỉ còn hơn 1 ha.

Ông Nguyên cho biết: “Mỗi vụ tôi xuất bán khoảng 250 đến 300 tấn theo kiểu cầm chừng trong khi trước đây xuất bán khoảng 5.000 đến 6.000 tấn. Bây giờ cá ở ao tôi đã 650 gram chuẩn bị xuất bán nên chẳng cần phải mua chịu thức ăn. Trong khi trước đó cần vay vốn với lãi suất ưu đãi chẳng ai cho vay nên bắt buộc phải vay với lãi suất hơn 13%/năm”.

Theo ông Nguyên, hầu hết người nuôi cá tra đã “chết”. Tại xã Khánh Hòa, nơi từng là “vương quốc” nuôi cá tra, giờ chỉ còn 2 hộ nuôi, toàn huyện có khoảng 5 xã nuôi thì tính ra cũng chỉ còn có mấy hộ đều đang cầm cự bên bờ vực phá sản. Ông Nguyên vừa bán 3 ha ao nuôi cá tra cho DN với giá 2,5 tỷ đồng, chỉ bằng 50% so với vốn đầu tư; nhiều hộ nuôi cá trong khu vực cũng bắt buộc phải bán ao với giá rẻ vì thua lỗ kéo dài.

Theo nhiều người nuôi cá, việc hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi, bán chịu tiền thức ăn chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi nếu giá bán cá tra cứ dưới mức giá thành như hiện nay thì không còn người nuôi cá nhỏ, lẻ nào có thể “sống sót” được.

Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều có vùng nuôi để khép kín từ khâu nuôi đến chế biến. Thậm chí một số công ty vùng nuôi đã đáp ứng 90 đến 95% nhu cầu chế biến. Việc thu mua cá tra ở các hộ nuôi chỉ mang tính chất “giao lưu”. Vì vậy, trong tình cảnh như hiện nay, chẳng còn nông dân nuôi nhỏ lẻ nào có thể vượt qua khó khăn khi giá bán vẫn tiếp tục dưới mức giá thành.

Pháp luật Việt Nam
Đăng ngày 06/07/2013
Ngọc Long
Kinh tế

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 16:01 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 16:01 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 16:01 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 16:01 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 16:01 23/11/2024
Some text some message..