Coi chừng cá nuôi giả cá đồng

Để phân biệt được cá nuôi và cá đồng cũng đơn giản, nhưng người mua phải chịu khó xem kỹ và nhất là đừng sợ dơ tay khi chạm vào cá...

cá rô đồng
Cá rô đồng

Hiện nay, trên thị trường, giá cá đồng luôn cao hơn so với cá nuôi (cùng loại). Do cá sống trong môi trường tự nhiên, không dùng thức ăn công nghiệp nên thịt cá đồng bao giờ cũng ngọt, dẻo, thơm... hơn cá nuôi. Dù giá cả khá cao, có khi gấp đôi cá nuôi nhưng người nội trợ vẫn quyết định chọn mua cá đồng.

Cá đồng vì thế mà lên đời, hút hàng, không đủ bán. Nắm được tâm lý đó, nhiều tiểu thương buôn bán cá lừa người nội trợ, đánh đồng cá nuôi với cá đồng hòng bán giá cao.

Để phân biệt được cá nuôi và cá đồng cũng đơn giản, nhưng người mua phải chịu khó xem kỹ và nhất là đừng sợ dơ tay khi chạm vào cá. Cá đồng thường có màu tối hơn cá nuôi, do chúng sống ẩn trong bùn đất, rong rêu, lùm cây thối. Đầu cá đồng nhỏ, dài, mình thon, ấn vào thịt săn cứng. Trong khi cá nuôi đầu to, bè ra, mình ngắn, thịt mềm.

Tại sao lại như thế? Nguyên do là cá đồng chịu khó bơi nhiều, tự thân vận động kiếm ăn, vượt nhiều chướng ngại vật nên trong quá trình đi tìm sự sống khiến thân chúng dài, thon gọn, kể cả vây và đuôi. Còn cá nuôi, chỉ chực chờ thức ăn rải xuống, chẳng nhọc công tìm kiếm nên béo như người lười vận động.

Cá nuôi thường có thể chất yếu hơn nên hay nằm im trong thau, chậu hoặc vùng vẫy yếu ớt. Trong đó cá đồng tự nhiên, chúng vẫy mạnh, nhảy vọt lên cao, nếu không kịp bắt có thể lóc xa. Đó là lý do nhiều người dân làng quê đi giăng câu về nhà có cá đồng phải nhốt kỹ trong lu nước bằng cách dằn lên nắp lu một vật thật nặng để cá khó thoát ra bên ngoài.
Một điều nữa, khi chọn mua cá ngoài chợ, nếu nhờ người bán làm cá giúp mà thấy ruột và dạ dày nhỏ đó chính xác là cá đồng. Ngược lại thì là cá nuôi.

Nhân đây cũng khuyên người bán nên đặt vấn đề đạo đức làm tôn chỉ kinh doanh, dù chỉ là tiểu thương hay buôn bán ở chợ "chồm hổm". Bởi nếu một lần bất tín sẽ vạn sự bất tin, khách hàng sẽ tránh xa khi bị lừa đảo. Còn nếu làm ăn đàng hoàng, tất nhiên sẽ tạo được uy tín ở người tiêu dùng, từ đó khách đông, kinh doanh thuận buồm xuôi gió.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 11/03/2017
Theo Nguyễn Thanh Vũ
Nuôi trồng

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 19:45 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 19:45 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 19:45 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 19:45 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 19:45 18/11/2024
Some text some message..