Coi chừng ngộ độc khi ăn đặc sản “sam biển”

Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.

sam biển
Người tiêu dùng cần chú ý phân biệt “sam biển” với “so biển” khi có dịp thưởng thức loại đặc sản này để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công (Tiền Giang), vừa qua bệnh viện này đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nhầm so biển. Ngày 21/2, hai nạn nhân là ông Huỳnh Chẩy và ông Đỗ Văn Dũng cùng ngụ xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã tử vong, còn ông Nguyễn Văn Mến trú ngụ cùng xã đã qua cơn nguy kịch và đang dần hồi phục sức khỏe.

Trước đó, vào sáng ngày 19/2, ba nạn nhân trên đã tổ chức nhậu mồi sam biển, nhưng do không nhận diện được có phải là sam biển hay không nên đã ăn nhằm so biển. Đến buổi trưa cùng ngày, các nạn nhân đều có triệu chứng tay chân tím tái, khó thở, tê đầu lưỡi, ói mửa…. Nhận thấy có điều khác thường nên người thân đã nhanh chóng đưa đi bệnh viện để cứu chửa.

Ông Huỳnh Văn Phước, ngư dân ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, ăn sam chủ yếu là ăn trứng. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau là mùa sam biển mang trứng, sinh sản. Lúc này, bụng sam cái chứa đầy trứng cũng là thời điểm bắt sam để cung cấp cho người tiêu dùng (chủ yếu ăn trứng).

Do sam thường hay đi thành từng cặp nên ngư dân bắt cũng từ cập nhưng do sam đực không có trứng nên trước đây người ta bỏ, giờ sam đực cũng bị bắt làm thịt. Khi chế biến món ăn, sam chủ yếu lấy trứng, còn thịt thì rất ít (còn phần mai, ruột đểu bỏ). Hiện nay, sam được chế biến thành rất nhiều món như: nướng hành phi, làm gỏi trứng, xào sả ớt, nấu miến hay cháo...

Sam biển với so biển có hình dạng bên ngoài khá tương đồng. Tuy nhiên, để phân biệt so biển với sam biển, theo kinh nghiệm của nhiều ngư dân, chỉ cần chú ý quan sát hình dáng bên ngoài. Sam biển thường sống từng cập, có khối lượng từ 1,5-2 kg khi trưởng thành, tiết diện đuôi có hình tam giác, trên đó có gai nhọn giống như lưỡi cưa. Còn so biển chỉ có kích thướt tối đa 25 cm, trọng lượng dưới 1 kg, đuôi hình tròn, không có gai.

Theo lẽ thường, ngư dân sẽ gỡ bỏ con so biển thả lại biển hay đập chết để tránh bị ngộ độc cho người ăn. Tuy nhiên, có thể do thiếu kinh nghiệm phân biệt hoặc do sơ ý, ngư dân có thể bắt nhầm so biển, người ăn cũng không phân biệt được dẫn đến ngộ độc. Nhiều địa phương cũng gọi so biển là con sam nhỏ nên dẫn đến lẫn lộn.

Theo tài liệu khoa học, chất độc của so biển tập trung ở bộ trứng. Trứng so biển chứa tetrodotoxins có độc tính rất cao như độc tính cá nóc. Nếu ăn nhằm trứng so biển, nạn nhân sẽ nôn mửa, khó thở, sau đó đau bụng, tay chân và môi tê cứng. Nặng hơn, chất độc còn gây ức chế hoạt động của tim, và suy hô hấp dẫn đến tử vong. Do đó, khi phát hiện người bị ngộ độc so biển trước hết cần cho nạn nhân uống thật nhiều nước, tìm cách gây ói hết thức ăn ra ngoài sớm nhất và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Báo Công Thương, 28/02/2014
Đăng ngày 01/03/2014
Thành Công
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 09:00 12/01/2025

Lý giải vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu

Trong ẩm thực Việt Nam, lẩu từ lâu đã là món ăn quen thuộc, gắn liền với những bữa tiệc gia đình hay buổi họp mặt bạn bè. Điểm đặc biệt khiến món lẩu thêm phần độc đáo chính là sự góp mặt của nguyên liệu đầu cá. Từ các quán ăn bình dân đến nhà hàng sang trọng, đầu cá đã vươn lên trở thành một trong những nguyên liệu được săn đón hàng đầu, đặc biệt là trong các món lẩu. Nhưng tại sao món ăn này lại được ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng khám phá những lý do vì sao “đầu cá” lại trở thành hàng hot cho các cửa hàng quán lẩu.

Đầu cá hồi
• 10:13 07/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa và truyền thống của tôm khô trong mâm cơm ngày Tết Việt Nam

Tôm khô là một món ăn dân dã nhưng mang đậm bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong mâm cơm ngày Tết. Đây không chỉ là một nguyên liệu chế biến phong phú mà còn là biểu tượng gắn kết tinh thần gia đình và cộng đồng qua từng bữa ăn.

Tôm khô
• 09:00 05/01/2025

Cua hấp bia: Hương thơm ngọt lành ngày Tết

Mỗi khi Tết đến xuân về, bàn tiệc gia đình không chỉ là nơi sum họp mà còn là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những món ăn hấp dẫn, độc đáo

Cua hấp
• 08:00 29/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 10:19 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:19 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:19 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:19 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:19 11/01/2025
Some text some message..