Coi nhẹ mạng sống vì... "siêu" lợi từ tôm hùm

Lợi dụng khi không có lực lượng chức năng tuần tra, các “ngư tặc” lập tức lộng hành đánh bắt tôm hùm bông trái phép. Vì siêu lợi nhuận từ “lộc biển” này, mà người dân quên đi cả tính mạng con người

danh bat thuy hai san
Rất đông bà con lén lút đánh bắt thủy hải sản, tôm hùm trái phép ở khu vực ra vào cảng Chân Mây.

Bất chấp mọi hiểm nguy để hưởng “lộc biển”

Vì lợi nhuận cao, bà con ngư dân xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã bất chấp mọi nguy hiểm vào vùng cấm hoạt động của cảng để thả đáy lưới kín xung quanh khu vực luồng lạch cảng Chân Mây để hưởng “lộc biển”. Việc làm này đã tồn tại hơn 10 năm qua. Hậu quả, còn làm cản trở tàu thuyền ra vào khu vực cảng, gây ra thiệt hại lớn cho Nhà nước, chủ tàu và doanh nghiệp. Vấn đề này, đã làm ảnh hưởng đến chiến lược xây dựng và phát triển kinh tế cảng biển của tỉnh.

Trước tình hình này, lãnh đạo Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương vào cuộc kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông hàng hải ở khu vực cảng Chân Mây.

Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn chưa được xử lý dứt điểm, khi không có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát thì các ngư dân vẫn lén lút đánh bắt tôm hùm bông trái phép ở khu vực cảng.

Trao đổi với PV, Trung tá Lê Hồng Hà, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (PC68) Công an Thừa Thiên Huế cho biết: “Ngay sau khi nhận công văn của lãnh đạo tỉnh, từ tháng 11/2015 đến 3/2016, lực lượng đơn vị đã phối hợp với Thủy đoàn 2 thuộc Cục Cảnh sát giao thông, đã bố trí 900 lượt cán bộ chiến sĩ và 200 lượt tàu, ca nô tổ chức tuần tra, kiểm soát 24/24h luồng hành hải. Mục đích, để truy quét đáy rớ vi phạm luồng lạch và vùng nước khu vực cảng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, buộc tháo dỡ và chấp hành nghiêm quy định pháp luật.

Đến nay, khu vực luồng tàu và vùng quay đầu tàu của cảng cơ bản đã “sạch” đáy rớ, nhằm đảm bảo đón dẫn tàu hàng và tàu du lịch ra vào cảng Chân Mây an toàn.”

Xóa bỏ nhức nhối tồn tại 10 năm

Cũng theo Trung tá Hà cho biết: “Để đảm bào an ninh trật tự khu vực luồng hàng hải. Về lâu dài, Phòng PC68 phối hợp chính quyền địa phương nhằm tổ chức tuyên truyền đến toàn bộ các hộ dân ở xã Lộc Vĩnh, tự thu dọn đáy rớ, ngư lưới cụ đặt trái phép ở khu vực luồng và vùng quay tàu của cảng. Đồng thời, đơn vị đã cảnh cáo 41 trường hợp và chuyển 18 trường hợp vi phạm đến Công an huyện Phú Lộc xử lý, số đối tượng cố tình vi phạm, chống đối đều được Phòng PC68 lập danh sách đưa vào diện quản lý đặc biệt”.

Theo nhiều người dân chuyên đánh bắt thủy sản và tôm hùm ở khu vực luồng lạch cảng Chân Mây cho hay: “Biết là nguy hiểm đến tính mạng con người, vì đây là vùng hoạt động ra vào của cảng có tàu cở lớn, nhưng do cuộc sống mưu sinh của gia đình nên bà con chúng tôi “liều mạng” đánh bắt xung quanh gần khu vực cảng để kiếm sống”.

Qua tìm hiểu của PV được biết, hầu hết các “ngư tặc” ở đây đều thuộc diện khó khăn và không có tàu lớn để đánh bắt xa bờ, nên buộc họ phải dùng thuyền thúng. Ngư dân địa phương kiếm kế sinh nhai qua ngày ở khu vực luồng lạch cảng. Mối nguy hiểm từ biển vẫn luôn rình rập bên những chiếc thuyền thúng này.

Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh thừa nhận: “Mặc dù chính quyền địa phương nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không nên đánh bắt tôm hùm khu vực luồng lạch cảng, nhưng vì cuộc sống mưu sinh bà con vẫn lén lút đánh bắt trái phép. Hiện, trên địa bàn toàn xã có khoảng 100 hộ dân sống ở thôn Phú Hải và các thôn lân cận khác, thường xuyên tham gia đặt đáy rớ bắt tôm hùm bông ở khu vực cảng Chân Mây.”

Nhiều tàu hàng, tàu du lịch quốc tế cập cảng Chân Mây luôn lo sợ vướng ngư lưới cụ bẫy tôm hùm của ngư dân

Liên quan về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Toàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây cho biết: “Trước đó đã có rất nhiều trường hợp tàu thuyền ra vào cảng Chân Mây gặp sự cố do vướng ngư lưới cụ bắt tôm hùm của ngư dân làm hư hỏng phương tiện và chậm thời gian chạy tàu, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho chủ tàu và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, lực lượng liên ngành chức năng tỉnh, nòng cốt là lực lượng Phòng PC68 đã rốt ráo ra quân truy quét, nên mọi việc đã vào quy củ, không có trường hợp tàu thuyền nào vướng vào ngư lưới cụ thả trái phép của bà con. Về lâu dài, mong muốn lực lượng liên ngành vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Nếu lực lượng chức năng rút lui, vấn nạn đánh bắt tôm hùm, thủy sản trái phép sẽ tiếp tục tái diễn và đe dọa an toàn hàng hải ở khu vực cảng.”

Được biết, để tiếp tục đảm bảo an toàn hàng hải khu vực cảng, Phòng PC78 đã làm tờ trình lên Công an tỉnh để kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục cho duy trì 1 tổ cảnh sát đường thủy thường trực làm nhiệm vụ tại cảng Chân Mây để phối hợp với các lực lượng khác nhằm tiến hành giải tỏa và chấm dứt hoàn toàn tình trạng đặt ngư lưới cụ trái phép khu vực cảng, nhằm phục vụ đón tàu trong nước và quốc tế ra vào cảng an toàn.

Người lao động, 17/04/2016
Đăng ngày 18/04/2016
Phi Hoàng
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 21:03 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 21:03 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 21:03 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 21:03 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:03 24/12/2024
Some text some message..