Con ba ba đẻ “trứng vàng”

Có ít vốn, ngay lúc chưa nghỉ hưu, cử nhân kinh tế Đặng Đình Phương đã bàn với vợ dành tiền để nuôi ba ba giống, ba ba lấy thịt chứ không đem gửi ngân hàng lấy lãi. “ Có vườn, ao, tội gì mà không chọn vật nuôi, cây trồng, không khai thác, quay vòng”.

ao nuoi ba ba
Ao nuôi Ba ba thịt của nhà bà Trần Thị Tuyết

Ông Phương, với hơn 200m2 đất nuôi ba ba từ cuối những năm 80, hơn 10 năm sau, nay gia đình đã có 2 trang trại rộng 7000m2 đầu từ chuồng trại vài tỷ đồng. Chị Phích, vợ ông Phương cho biết, “ gia đình, chỉ phải thuê một công nhân để chế biến cá, cua, ốc làm thức ăn cho ba ba, dọn vườn và chăm sóc ba ba vào mùa đẻ trứng. Ngoài ba ba gai, trên đất nhà ông Phương, bà Phích còn có nhiều bồ câu, lợn nái, các loại cây ăn quả như cam, mít, bưởi và nhãn…

“Con ba ba đẻ trứng vàng”, “ hiệu quả cao”. Đấy là lời của gia đình ông Phương và của nhiều người khác. Theo chị Tuyết, mội doanh nhân kinh doanh ba ba gai thì “cứ nuôi 1000 con giống, sau vài năm sẽ có vài tấn thịt, giá bán bỏ rẻ vào thời điểm hiện nay, trừ tiền thức ăn, công thuê lao động, mỗi năm cũng lãi vài trăm triệu đồng”. Gia đình ông Phương nơi chúng tôi đến thăm hiện nay có 08 ao nhỏ nuôi ba ba đẻ trứng, tỷ lệ phôi đạt khoảng 40%, với giá bán 220.000đ/ một con giống, ông cũng thu tiền tỷ. Nghề nuôi này nếu vốn càng lớn, càng thu lãi nhiều, lãi ròng có tới 40%.

Nuôi ba ba gai có lời, nếu biết chăm sóc đúng kỹ thuật, đặc biệt vào tháng mùa đông ba ba biếng ăn và tháng giao mùa, vật nuôi hay mắc bệnh, có đợt chết hàng loạt. Chị Trần Thị Tuyết qua nhiều năm đi làm thuê, đã kinh doanh và đang trực tiếp nuôi ba ba cho biết muốn có kết quả cao phải có 3 yếu tố. Trước nhất là giống, nên lấy giống từ các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Vĩnh Phúc là nơi có sông suối, có nguồn nước sạch thuận lợi cho ba ba sinh sản. Đưa giống về nuôi ở dưới xuôi như các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, phải tạo ra nguồn nước thật sạch, tránh các loại vi khuẩn gây bệnh, phải kiểm soát được chất lượng nguồn thức ăn phải cho ba ba ăn thật no và thức ăn phải sạch. Giống tốt là yếu tố hàng đầu để ba ba tăng trọng. Nuôi ba năm, có con đã nặng từ 4 đến 5 kg.

Tuổi Bính Ngọ, chị Trần Thị Tuyết ở Cẩm Giàng, Hải Dương như một điển hình nông dân giàu có nhờ nghề nuôi và kinh doanh ba ba gai, người hầu như chuyên một mặt hàng, cung cấp cho nhiều tỉnh, xuất số lượng khá lớn cho nước ngoài, trung bình mỗi tháng không dưới 3 tấn thịt. Ngoài Hà Nội, nơi có nhiều khách sạn, nhà hàng, chị là người cung cấp đều đặn, có uy tín cho các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị… Các tỉnh phía Nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, thành phố Quảng Châu thường xuyên về trang trại chị nhận hàng.

Chị Trần Thị Thanh Tuyết là người nuôi ba ba trơn ở xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, nhưng vì thấy nuôi ba ba trơn ít lời, khó nuôi chị mạnh dạn chuyển sang nuôi và kinh doanh loài ba ba gai. Chị đã đi làm thuê, làm dịch vụ chuyển hàng cho các trang trại ở Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, đi bán hàng ở các tỉnh biên giới ở phía Bắc. 2 năm sau trở về làng bắt đầu nuôi ba ba gia ngay trên mảnh đất của gia đình. Được hiệp hội nuôi trông thuỷ sản Hải Dương giúp đỡ và khuyến khích, bổ túc, chị dành hơn 150m2 chuyên nuôi ba ba thịt. Hiện chị Tuyết có một trang trại ở Làng Ải hơn 1000m2 chuyên nuôi ba ba sinh sản, có vườn, ao nơi ở rộng hơn 500m2 chuyên để gột ba ba nhỏ bán giống cho nhiều cơ sở chăn nuôi khác ở nhiều tỉnh vùng sông Hồng.

Tự hào vì biết mình thoát nghèo, giàu có lên nhờ nuôi ba ba gai và kinh doanh chuyên một mặt hàng,  chị Tuyết trăn trở muốn nghề này được nhân rộng, khai thác tiềm năng rất thuận của nông thôn Việt Nam. Chị tâm sự “ người Trung Quốc mua ba ba gai của Việt Nam, sau đó lại xuất ra nước ngoài vì có lời cao. Lợi thế ba ba Việt Nam là được nuôi trong một môi trường tự nhiên và có dinh dưỡng rất cao”. Nhiều người Việt Nam có dịp đi Trung Quốc về cho biết “ ba ba của Việt Nam là món ăn rất được thực khách Trung Quốc khen vì bổ, nhiều dinh dưỡng và là loài hàng thực phẩm sạch sẽ”.

Muốn dành nhiều thời gian để tiếp khách và đưa chúng tôi đi thăm các trang trại nuôi ba ba ở huyện bạn như dự kiến ban đầu, nhưng kế hoạch phải giảm bớt. Hầu như chị Tuyết phải liên tục gặp và trả lời, nói chuyện với các đối tác qua điện thoại. Tôi tự hỏi “ nếu mỗi tháng phải trả cước điện thoại Viettel đến gần 2 triệu đồng thì liệu Trần Thị Tuyết có phải là người phụ nữ nông dân Việt Nam bận rộn và tháo vát vào loại nhất hay không ??”.

Bên ấm trà nóng do ông chồng chị Tuyết, một bộ đội giải ngũ nay là “thủ kho” vừa lo xuất hàng, vừa lo chăn nuôi ba ba giống, ba ba thịt, chuẩn bị thức ăn, pha nước mời khách, tôi được xem một rổ nhựa xếp đầy các giấy mới lĩnh tiền gửi cho chị Tuyết từ khắp các tỉnh thành.

Bận rộn, tranh thủ chị gọi điện thăm, hỏi han tình hình học của 2 đứa con, một trai là sinh viên đại học Thương mại, một gái học đại học Phương Đông. Đứa con gái thứ ba nay đang học lớp 12 trường huyện.

Người đàn bà sinh trong một gia đình nông dân rất nghèo có 12 anh chị em, chỉ học đến lớp 4 đã quyết tâm vượt lên, cho con cái học hành đến đầu, đến đũa. Có được như vậy là nhờ biết chọn con gì, cây gì để nuôi trồng cho phù hợp với gia cảnh của mình mới thoát được nghèo. “Nếu như nông dân được nhà nước tạo vốn để nuôi ba ba xuất khẩu thì nhiều người còn có cơ giàu có nữa”. Đấy là lời tâm sự thật của chị Trần Thị Tuyết – một nữ doanh nhân, nông dân thành đạt ở Hải Dương, “Làm giàu được, sao lại bỏ lỡ cơ hội ??”.

Cá được làm sạch hấp chín trước khi cho ba ba ăn

Cá được làm sạch hấp chín trước khi cho ba ba ăn

Vợ chồng bà Tuyết “giới thiệu”

Vợ chồng bà Tuyết “giới thiệu”

Con ba ba nặng 26 cân vẫn chưa phải là con lớn nhất

Con ba ba nặng 26 cân vẫn chưa phải là con lớn nhất

Ba ba giống xuất cho nhiều trang trại trong cả nước

Ba ba giống xuất cho nhiều trang trại trong cả nước

Nữ doanh nhân Trần Thị Tuyết

Nữ doanh nhân Trần Thị Tuyết

Xe tải nhỏ được cải tạo để chuyên chở sản phẩm

Xe tải nhỏ được cải tạo để chuyên chở sản phẩm

Suốt ngày bận rộn với các đối tác

Suốt ngày bận rộn với các đối tác

Ao nuôi ba ba giống của gia đình ông Đặng Đình Phương ở Hưng Yên

Ao nuôi ba ba giống của gia đình ông Đặng Đình Phương ở Hưng Yên

Theo VnMedia
Đăng ngày 26/09/2013
Bài và ảnh: Vũ Huyến
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 10:00 25/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 11:03 22/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 15:23 21/09/2023

Thực trạng chênh lệch giá thức ăn nuôi tôm

Hộ nuôi tôm nhỏ lẻ tiếp cận giá thức ăn tại đại lý cao gấp 2 đến 3 lần so với giá của nhà sản xuất, gây ra nhiều khó khăn cho bà con nông dân.

Thức ăn tôm
• 17:23 19/09/2023

Độc cấp tính của thuốc trừ sâu Padan 95SP đến tỷ lệ sống của cá chép

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Trong trồng trọt, con người đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để trừ dịch hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật. Nhóm thuốc có gốc lân hữu cơ và Carbamate được người dân sử dụng thường xuyên trong canh tác lúa ở ĐBSCL.

Cá chép
• 20:35 26/09/2023

Bình Định: Tập huấn ứng dụng công nghệ trong câu tay cá ngừ đại dương

Sáng ngày 25.9, tại UBND phường Tam Quan Nam (TX Hoài Nhơn), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Hoài Nhơn phối hợp với Trung tâm khuyến nông tổ chức tập huấn “Quy trình ứng dụng công nghệ nano ni tơ trong bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu”.

Cá ngừ đại dương
• 20:35 26/09/2023

Nuôi tôm thiếu vốn chuyển đổi mô hình nuôi hiện đại

Nhiều người nuôi tôm nước lợ nỗ lực chuyển đổi mô hình, tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Thực tế ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều diện tích nuôi tôm lót bạt tuần hoàn và cũng hy vọng thời gian tới khó khăn phần nào được giải quyết khi tín hiệu mới đang mở ra.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:35 26/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 20:35 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 20:35 26/09/2023