Con đường lây truyền mới của virus TiLV trên cá rô phi

Một nghiên cứu mới vừa đăng trên Tạp chí Bệnh cá (Journal of Fish Diseases) đã cho thấy một con đường lây truyền mới của virus TiLV trên cá rô phi.

Con đường lây truyền mới của virus TiLV trên cá rô phi
Trong hình là dấu hiệu nhiễm bệnh TiLV trên cá diêu hồng và cá rô phi. Nguồn: pubs.iclarm.net

Bệnh Tilapia lake virus (TiLV) trên cá rô phi

Cá rô phi là loài cá được nuôi nhiều thứ hai trên thế giới, chủ yếu là do khả năng kháng bệnh, nhưng loài cá này đang bị đe dọa bởi một loại virus nguy hiểm. Tilapia lake virus (TiLV) là một loại virus gây bệnh cho cá rô phi trên toàn cầu. Bệnh gây ra các tổn thương và xuất huyết, ăn mòn da, bất thường ở mắt và tử vong hàng loạt. Hiện tại, không có cách điều trị hay vaccine phòng bệnh.

Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên từ 9-90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá giống (cá con). Cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) giống nuôi lồng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết có thể lên tới 90% trong vòng một tháng sau khi thả.

Cá mắc bệnh có biểu hiện chán ăn, màu sắc cơ thể biến đổi (sẫm màu); thay đổi tập tính bơi lội (như tập trung ở trên bề mặt, bơi lờ đờ), ngừng kéo đàn, hôn mê trước khi chết. Một số dấu hiệu trên cơ thể gồm: Hiện tượng xung huyết, xuất huyết não; ăn mòn và lở loét từ dạng điểm đến mảng trên da; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra, có hiện tượng đục thủy tinh thể; xoang bụng và hậu môn phình to; vẩy dựng lên, có thể bong tróc; đuôi bị ăn mòn.

Mặc dù TiLV được biết lây truyền theo chiều ngang (từ cá bệnh sang cá khỏe trong cùng ao nuôi, trại nuôi, qua nguồn nước, dụng cụ...) và đã được chứng minh thông qua việc sống chung với cá nhiễm bệnh nhưng không có thí nghiệm trực tiếp nào cho thấy khả năng truyền dọc từ cá bố mẹ sang con cháu. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng virut TiLV trên cá rô phi có thể truyền từ bố mẹ sang con cái.

Lây truyền TiLV theo chiều dọc của bệnh TilV

Trong nghiên cứu này, sự bùng phát tự nhiên của TiLV ở cá bố mẹ và cá con trong hai trại sản xuất cá rô phi đã được xác nhận. Các nhà nghiên cứu đã có thể phân lập RNA TiLV trong gan và tuyến sinh dục của con cá rô phi bố mẹ bị nhiễm bệnh. Khi thử nghiệm cá con hai ngày tuổi về sự hiện diện của TiLV, kết quả chỉ ra rằng chúng đã di truyền virus từ cá bố mẹ. 

Cá rô phi bố mẹ nhiễm virus TiLV truyền bệnh cho con của chúng mà không sống chung. Phát hiện này cho thấy virus có thể lây truyền theo chiều dọc.

Trước những kết quả này, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học trong các trại sản xuất giống cá rô phi. Bằng cách ưu tiên phòng ngừa và đảm bảo rằng virus không được đưa vào trang trại, bệnh sẽ không sinh sôi nảy nở. Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất rằng cá rô phi bố mẹ không có TiLV được phát triển để hạn chế sự lây lan TiLV theo chiều dọc.

Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn cho trại nuôi cá nông dân nuôi cá rô phi cần sử dụng con giống đảm bảo chất lượng từ các nhà sản xuất uy tín. Không sử dụng con giống trôi nổi bán trên thị trường và chưa qua kiểm định.

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/jfd.13050

Đăng ngày 11/07/2019
VĂN THÁI
Dịch bệnh

Những hiểu biết cần thiết để nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất cá giống

Tăng cường khả năng tiếp cận con giống chất lượng tốt của nông dân ở các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu và đã được chứng minh là làm tăng đáng kể thu nhập, giảm nghèo, cải thiện an ninh lương thực, dinh dưỡng và tạo cơ hội việc làm.

cá rô phi ấp trứng
• 11:59 14/10/2021

Vaccine phòng bệnh TiLV trên cá rô phi

Vaccine bất hoạt HKV (nhiệt) và FKV (formalin) đều là những vắc xin tiêm đầy hứa hẹn để phòng bệnh TiLV trên cá rô phi.

cá rô phi
• 15:25 07/10/2021

Tác dụng đa dạng của bã mía trong nuôi cá rô phi

Bã mía giúp cải thiện năng suất, miễn dịch và là một nguồn prebiotic để thúc đẩy sự phát triển và sử dụng thức ăn của cá rô phi trong mô hình biofloc.

cá rô phi
• 11:52 01/10/2021

Tác động của Azomite đến chất lượng tinh trùng ở cá

Azomite thường được dùng để tăng cường hiệu quả tăng trưởng và khả năng kháng bệnh ở tôm cá. Nghiên cứu dưới đây còn cho thấy tác động tích cực của Azomite đến chất lượng tinh trùng của cá rô phi.

cá rô phi
• 11:44 17/09/2021

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 07:48 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 07:48 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 07:48 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:48 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 07:48 24/04/2024