“Cơn lốc” ly hương ở miền Tây: Khi người già là lao động chính

"Cơn lốc" di dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhiều năm qua mang theo gần như tất cả những người trong độ tuổi lao động ở các vùng nông thôn. Làng quê vắng bóng trai tráng khiến nhiều người già trở thành lao động chính.

phụ nữ đánh cá
Bà Trần Thị Cúc đang trở thành lao động chính trên gần 10.000m2 nuôi trồng thủy sản của gia đình. Ảnh: P.V

Hơn 70 tuổi vẫn là lao động chính

Như bao gia đình nghèo khó khác ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, vợ chồng ông Lý Thiện (64 tuổi) cũng đang chăm sóc cho bốn đứa cháu ngoại, đứa lớn nhất 11 tuổi, đứa nhỏ nhất chỉ mới học mẫu giáo.

Nhà ông Thiện chỉ có gần 1.000m2 đất trồng hoa màu, nhưng diện tích đất hiếm hoi ấy bị nhiễm phèn mặn ngày càng nặng, không trồng trọt được thứ gì. Để có tiền nuôi các cháu, hơn ba năm qua, ông Thiện xin vào trông coi các đầm tôm nuôi công nghiệp cho người dân trong vùng, với đồng lương gần 5 triệu đồng mỗi tháng.

Vợ ông Thiện, bà Trà Sa Khuôl chia sẻ: "Ba mẹ của bọn trẻ, mỗi tháng dành dụm gửi về 4 triệu đồng, cộng với tiền lương của ông ngoại tụi nó cũng sống đủ mỗi tháng".

Bà Khuôl cho biết thêm, tuy vậy, số tiền này chỉ đủ nuôi sống 6 miệng ăn, và cho 4 đứa cháu đến trường, có tháng cháu ốm đau, vợ chồng bà phải chạy vay mượn thêm.

Khác với gia đình ông Thiện, nhà ông Lý Hên ở cách đó một con đường giao thông nông thôn trong ấp Nam Chánh có được 5.000m2, nhưng ông bảo, mấy năm nay ông phải bỏ ruộng hoang, vì không còn sức để canh tác.

"Mấy công đất giờ cỏ mọc um tùm, có cho thuê cũng không ai dám mướn vì không nuôi sống được tôm, cua gì" ông Hên nói với giọng trầm buồn của người nông dân phải chịu cảnh bỏ đất.

Hàng ngày, vợ chồng ông Hên đi làm thuê cho người dân quanh vùng theo kiểu, ai thuê gì làm nấy. Những ngày không có người thuê, vợ ông Hên đạp xe quanh xã Lịch Hội Thượng hỏi mua lại hoa màu của người dân rồi mang xuống chợ thị trấn bán lại kiếm lời.

"Có những đêm, vợ chồng tôi phải thức dậy từ lúc 2 giờ sang để chuẩn bị mớ rau, con cá cho kịp chợ nhóm họp vào sáng sớm, cực lắm. Nhưng giờ mình không làm thì lấy gì ăn, các con đâu còn đứa nào ở nhà"- bà Thạch Thị Tuốt, vợ ông Hên nói.

Ở vùng đất cuối trời Nam, bà Trần Thị Cúc (75 tuổi, ngụ ấp Ông Khâm, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) cũng không thoát cảnh phải làm là trụ cột bất đắc dĩ của gia đình. Bà Cúc có 11 người con, nhưng có đến 10 người phải bỏ xứ đến Bình Dương làm thuê.

"Nhà chỉ có gần 10.000m2 đất nuôi tôm nhưng chỉ mình tôi trông coi, thu nhập hàng tháng cũng được vài ba triệu, đủ để tôi và hai đứa cháu sinh sống"- bà Cúc nói với giọng trầm buồn.

Thiếu hụt lao động mùa vụ tại địa phương

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng cho biết, số người trong độ tuổi lao động đang làm việc ngoài tỉnh năm 2018 là 134.302 người, đến năm 2019 giảm xuống còn 124.711 người, nhưng trong năm 2020 thì tăng lên đột biến là 131.213 người.

Theo chính quyền địa phương, tình hình người lao động làm việc ngoài tỉnh năm 2019 và 2020 có giảm so với năm 2018, nguyên nhân là do tỉnh triển khai chính sách kêu gọi các doanh nghiệp về tỉnh đầu tư có quy mô sử dụng nhiều lao động, các địa phương tập trung đào tạo nghề, cung ứng lao động cho doanh nghiệp trong tỉnh, hạn chế một phần người lao động rời địa phương đi làm việc ngoài tỉnh.

Tuy nhiên, số lượng lao động đi làm việc ngoài tỉnh giảm không đáng kể do thu nhập của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh chưa cao, chưa thu hút người lao động.

Về mặt tích cực, khi một lượng lớn lao động nông thôn rời địa phương đi làm việc ngoài tỉnh, giải quyết được việc làm ổn định, từng bước cải thiện cuộc sống của người lao động ở nông thôn. Đồng thời, cũng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp giải phóng sức lao động con người cùng với việc áp dụng những thành tựu của khoa học lĩnh vực nông nghiệp vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là ngày càng có nhiều lao động rời địa phương đi làm việc ngoài tỉnh gây thiếu hụt lao động theo mùa vụ tại địa phương, nguồn nhân lực bị thiếu hụt khi nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong tỉnh tăng.

Theo đó, để giải quyết vấn nạn di dân, thu hút nguồn lao động đang ở ngoài tỉnh về địa phương làm việc, lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng, tỉnh Sóc Trăng cần có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thu hút lao động như: Hỗ trợ đào tạo nghề cung ứng theo nhu cầu; chính sách miễn, giảm thuế; đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp, khu vực có nhiều lao động làm việc; hỗ trợ nhà ở…

Tại Cà Mau, nếu như số lao động ra ngoài tỉnh làm việc năm 2014 là 14.900 người, thì đến năm 2019 đã tăng lên trên 20.000 người. Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Thanh cho biết, tuy trong năm 2020, số người lao động ở địa phương ra ngoài tỉnh làm việc có giảm xuống còn 18.500 người, nhưng vẫn chưa phải là tín hiệu vui, vì nguyên nhân chính của tình trạng sụt giảm này là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo ông Thanh, ngành chức năng Cà Mau đang tích cực quy hoạch, chuyển đổi lại sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế để giữ chân người lao động ở các địa phương.

Ông Thanh cũng nhìn nhận việc người hết tuổi lao động đang ở các vùng nông thôn hiện tại vẫn chưa gây tác động lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Song, về lâu dài, Cà Mau cần có một giải pháp tổng thể để đảm bảo bức tranh kinh tế nông thôn từng bước đi lên; cũng như tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, tạo sự kết nối nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất để giữ chân người lao động tại các vùng quê ở lại làm ăn, sinh sống ổn định.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 12/01/2021
Hoàng Hạnh
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:23 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:23 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:23 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:23 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:23 25/04/2024