Còn nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi tôm trên cát

Theo Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nghề nuôi tôm trên cát được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.

ao tôm
Nghề nuôi tôm trên cát sẽ tận dụng vùng đất cát tại khu vực ven biển miền Trung để tạo ra sản phẩm tôm nước lợ có giá trị cao Ảnh: Internet.

Với mục tiêu là đến năm 2020, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 4.500 ha, sản lượng đạt trên 60.000 tấn; năm 2025, diện tích nuôi tôm trên cát đạt 7.000 ha, sản lượng nuôi đạt trên 110.000 tấn, việc phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát không chỉ góp phần phát triển kinh tế xã hội, mà còn tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân ven biển.

Vì vậy thời gian tới Tổng cục Thuỷ sản sẽ rà soát các vùng nuôi tôm trên cát hiện tại, xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể cho vùng nuôi tôm trên cát tại các tỉnh miền Trung trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam; ưu tiên mở rộng diện tích nuôi tôm trên cát ở những vùng đang nuôi tôm có hiệu quả cao và những khu vực hoạt động các ngành kinh tế khác kém hiệu quả.

Đồng thời, quy hoạch, thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm; nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng chính ở những vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn, đặc biệt là hệ thống cấp thoát nươc đầu mối, hệ thống chứa nước ngọt phục vụ sản xuất ở các vùng nuôi tôm trên cát tập trung; Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường, phòng, chống dịch bệnh; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khuyến khích phát triển các mô hình liên kết giữa cơ sở nuôi tôm trên các với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt Tổng cục Thủy sản sẽ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước vào nuôi tôm trên cát để tạo sản phẩm lớn, hàng hoá và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Được biết, đến năm 2016, cả nước có 14 tỉnh thành ven biển miền Trung đang nuôi tôm trên cát với tổng diện tích 3.734 ha, sản lượng đạt 41.705 tấn. Năng suất nuôi tôm trên cát các tỉnh miền Trung cao hơn năng suất bình quân của cả nước (trung bình khoảng 10-14 tấn/ha).

Báo Hải Quan, 20/05/2017
Đăng ngày 21/05/2017
Xuân Thảo
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 20:47 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:47 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 20:47 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:47 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 20:47 05/11/2024
Some text some message..