Con sông tử thần nơi cá sấu lúc nhúc rình đoạt mạng người

Khúc sông East Alligator có con đường ngập nước nối hai bờ sông là nơi sinh sản nổi tiếng của cá sấu nước mặn và một trong những vùng nước nguy hiểm nhất ở Australia.

cá sấu rình rập
Cá sấu luôn rình chờ người qua sông sa chân xuống nước để ăn thịt. Ảnh: Courier Mail.

Đường Cahills Crossing chạy ngang qua sông East Alligator ở bang Northern Territory, Australia, nổi tiếng với những vụ thiệt mạng do cá sấu tấn công, theo Courier Mail. Mỗi năm, hàng chục lái xe liều lĩnh vượt qua con đường rơi xuống dòng sông lúc nhúc cá sấu. Một số người khác mạo hiểm lội nước và câu cá.

Năm ngoái, các kiểm lâm viên tiến hành một cuộc khảo sát trên sông East Alligator và đếm được 120 con cá sấu sinh tập trung trong khúc sông dài 6 km ở phía nam Cahills Crossing.

Cá sấu thường xuyên tụ tập cạnh con đường nằm ở mép phía đông công viên quốc gia Kakadu để kiếm ăn từ những đàn cá bơi lên thượng nguồn khi sóng triều thay đổi. Tổng cộng 40 con cá sấu có thể xuất hiện cùng lúc tại đây.

Lối đi ngang sông thu hút nhiều khách tham quan và ngư dân dù có biển cảnh báo nguy cơ cá sấu nước mặn tấn công. Một số ngư dân nghiệp dư, những gia đình có con nhỏ và người đi phượt được bắp gặp đang đứng dưới nước với cá sấu bơi sát gần đó.

Vụ cá sấu tấn công nổi tiếng nhất ở Cahills Crossing là trường hợp của Kerry McLoughlin năm 1987. Người đàn ông 40 tuổi đang câu cá cùng với bạn thì một con cá sấu phi thân từ mặt nước và cắn đứt đầu ông. Khoảnh khắc ngay trước vụ tấn công được một trong những người bạn của McLoughlin ghi lại.

Hôm qua, một người đàn ông 47 tuổi khác biến mất khi đang lội dọc theo lối đi. Thi thể ông được tìm thấy ở hạ nguồn cách đó 2 km, gần một con cá sấu dài 3,3 m vào khoảng 7 giờ tối. Sĩ quan cảnh sát Warren Jackson cho biết người đàn ông và hai người phụ nữ khác đang cố gắng đi qua con sông chảy xiết khi tai nạn xảy ra.

"Hai người phụ nữ băng qua sông thành công, tuy nhiên, lúc sau người đàn ông mất tích", sĩ quan Jackson nói. "Các nhân viên ở sở cảnh sát Gunblanya và Jabiru hỗ trợ kiểm lâm viên East Alligator tiến hành tìm kiếm quanh khu vực. Xác người đàn ông được chuyển đến Darwin để xác định nguyên nhân cái chết". Theo cảnh sát, con cá sấu bị giết chết tại chỗ.

Tiến sĩ Adam Britton, nhà nghiên cứu kiêm chuyên gia về cá sấu ở Đại học Charles Darwin, Australia, nhận xét những vụ tấn công thường liên quan đến rượu. Theo Britton, không gì có thể ngăn cản một số người lội xuống nước và mạo hiểm mạng sống.

VnExpress, 21/01/2017
Đăng ngày 23/01/2017
Phương Hoa
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 10:22 05/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 10:22 05/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 10:22 05/02/2025

Giải pháp bền vững từ chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá

Trong ngành thủy sản, phế phẩm cá thường bị coi là chất thải cần phải xử lý, tuy nhiên, nếu biết cách tận dụng, đây có thể trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Phế phẩm cá, bao gồm các bộ phận như vây, da, nội tạng và các phần không sử dụng khác, có thể được chế biến thành phân bón hữu cơ. Với mục tiêu tối ưu hóa nguồn tài nguyên này, bài viết sẽ trình bày quy trình chế biến phân bón hữu cơ từ phế phẩm cá và những lợi ích mà nó mang lại cho nông nghiệp và môi trường.

Phân bón hữu cơ
• 10:22 05/02/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 10:22 05/02/2025
Some text some message..