Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm

Thực tế cho thấy, nuôi tôm Biofloc đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với việc nuôi trong điều kiện bình thường bởi công nghệ này mang lại năng suất cao. Phương pháp này không những được áp dụng trong nuôi tôm thương phẩm mà còn được áp dụng trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Ao tôm
Nuôi tôm Biofloc đem lại lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với việc nuôi trong điều kiện bình thường

Một vài hệ thống Biofloc được sử dụng trong sản xuất thương mại với các mô hình nuôi ngoài trời, ao nuôi lót bạt hoặc trong bể và hệ thống nuôi nước chảy đối với tôm trong nhà kính. Mặt khác, có một số hệ thống Biofloc được xây dựng trong một tòa nhà kín và không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên được gọi là hệ thống Biofloc nước nâu.

Khái niệm Biofloc

Biofloc là một quá trình tự Nitrat hóa trong môi trường nuôi tôm. Trong đó, Biofloc là tập hợp các chất hữu cơ lơ lửng trên mặt nước như các loại tảo đơn bào, đa bào, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh động vật…

Chất nhờn từ vi khuẩn sẽ giúp các hạt floc kết nối với nhau. Đồng thời, các loại hạt này cũng chịu tác động bởi các vi sinh vật dạng sợi hoặc do lực hút tĩnh điện.

Một trong những đặc tính nổi bật của biofloc là khả năng đồng hóa các loại chất thải hữu cơ chuyển thành sinh khối của vi khuẩn trong thời gian ngắn. Từ đó, môi trường nước sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Ngoài ra, Biofloc cũng được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao. Chúng cũng là thức ăn bổ dưỡng cho tôm, cá. Theo các nghiên cứu mới nhất, nếu tôm được nuôi bằng công nghệ Biofloc, hàm lượng protein sẽ dao động từ 30 – 45%, chất béo khoảng 1 – 5%. Có thể nói, đối với các loại động vật thủy sản, Biofloc là nguồn bổ sung vitamin khoáng chất hiệu quả.

BioflocQuá trình Nitrat hóa trong ao nuôi tôm không cần thay nước. Ảnh: drtom.vn

Lợi ích của Biofloc

- Giảm chi phí, tăng năng suất:

+ Nhờ có công nghệ Biofloc, tỷ lệ tôm sống lên tới 97%. Sự tối ưu nguồn thức ăn, giúp những hộ gia đình nuôi tôm tiết kiệm chi phí tối đa so với bình thường.

+ Tạo ra nguồn giống chất lượng: Tôm bố mẹ khi sinh trưởng trong môi trường ứng dụng công nghệ Biofloc khỏe mạnh và ít nhiễm bệnh. Chính vì vậy, tạo ra nguồn giống tốt. Nguyên nhân là bởi nguồn dưỡng chất tại chỗ được Biofloc tổng hợp rất tốt trong quá trình tạo tuyến sinh dục và thúc đẩy sự phát triển của buồng trứng.

+ Nguồn dưỡng chất này góp phần thúc đẩy quá trình tích trữ dinh dưỡng của tuyến tụy, gan hoạt động tốt hơn. Chúng nhanh chóng được truyền đến buồng trứng dưới hình thức là huyết tương giúp kích thích quá trình tạo mô sinh dục và sinh sản.

- Đa dạng mô hình nuôi tôm:

+ Tất cả các mô hình nuôi tôm trên thị trường đều có thể ứng dụng công nghệ Biofloc. Dù đó là mô hình nuôi tôm trong nhà hay ngoài trời, ao lót bạt hay trong nhà kính không có sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

+ Nguyên tắc cơ bản trong quy trình nuôi tôm theo công nghệ Biofloc chính là hoạt động theo nguyên tắc vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ vật chất hữu cơ. Sau đó vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và oxy hóa để phát triển. An nuôi cần được sục khí liên tục. Đồng thời, quạt nước cũng được lắp đặt để tạo khối vi khuẩn.

Vai trò của Biofloc

Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, Biofloc được được coi là “cuộc cách mạng xanh” và là giải pháp tối ưu giúp gia tăng năng suất. Dưới đây là một số vai trò chính của công nghệ này:

- Chuyển hóa chất hữu cơ tồn tại trong nguồn nước. Từ đó tạo ra nguồn đạm tại chỗ.

- Đảm bảo chất lượng nước luôn ở mức ổn định và an toàn nhờ quá trình xử lý chất thải, hấp thụ các hợp chất nitơ tạo ra trong peotein vi sinh vật tại chỗ, giúp cho tôm sinh trưởng, phát triển

- Loại bỏ nguy cơ mắc bệnh, tạo ra một môi trường trong lành cho cá tôm.

Hệ thống Biofloc có khả năng vận hành với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp, việc này sẽ giúp cho sự phát triển và hoạt động Biofloc tốt hơn để tăng cường xử lý chất thải, hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao. Biofloc đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế chất dinh dưỡng và duy trì chất lượng nước, việc ứng dụng công nghệ Biofloc trong ao tôm đã cho thấy vô số lợi ích như cải thiện độ tăng trưởng, giảm FCR, giảm chi phí thức ăn cho nuôi tôm.

Ao tômBiofloc tăng cường xử lý chất thải, hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao

Những lưu ý khi ứng dụng công nghệ Biofloc

- Ao nuôi cần được sục khí liên tục 24/24 giờ, do nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ vật chất hữu cơ. Do đó, vi khuẩn tiêu thụ năng lượng và cần một hàm lượng oxy hòa tan cố định. 

- Vị trí đặt quạt nước phải hợp lý để đảm bảo được khả năng tạo khối vi khuẩn. Mục đích của việc quạt nước là giữ các hạt lơ lửng trong nước.

- Thường xuyên đo lường hàm lượng Carbon, Nitơ trong ao và đảm bảo ở mức ổn định. Đồng thời, bổ sung thêm tinh bột ép, mật rỉ đường để tăng cường dinh dưỡng nuôi tôm.

- Nhiệt độ lý tưởng trong ao khi ứng dụng công nghệ Biofloc từ 28 – 300C, pH từ 6.8 – 8, Oxy hòa tan > 4,0 mg/l. 

Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng công nghệ Biofloc

- Thuận lợi: Nuôi tôm Biofloc đem đến tính an toàn sinh học cao, giúp tôm tăng trưởng nhanh, năng suất và sản lượng cao đồng thời giảm chi phí sản xuất so với các hệ thống nuôi thông thường. Đặc biệt, khi áp dụng công nghệ này chúng ta sẽ ngăn ngừa hiệu quả bệnh đốm trắng trên tôm, ổn định môi trường nước và không cần thay nước thường xuyên.

- Khó khăn: 

+ Ngoài những lợi ích mà công nghệ Biofloc đem lại thì các ao nuôi cần phải được lót bạt hoặc xi măng không áp dụng được với ai đất nên mất một khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn. 

+ Hệ thống sục khí cần hoạt động liên tục nếu mất điện trong thời gian 1 giờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi. 

+ Đặc biệt, đây là công nghệ tiên tiến nên cần người nuôi có kiến thức và được đào tạo về kỹ thuật áp dụng Biofloc trong nuôi tôm.

Việc tiết kiệm chi phí, quản lý thức ăn, ổn định môi trường ao nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh là mối quan tâm hàng đầu đối với người nuôi tôm. Vì vậy, ứng dụng công nghệ Biofloc là giải pháp có thể giúp người nuôi tôm khắc phục được các vấn đề này. Đây là một giải pháp sinh học hữu hiệu cho ngành nuôi tôm hiệu quả, bền vững và đem lại lợi nhuận lớn.

Đăng ngày 02/09/2024
Nuôi trồng

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 10:35 09/10/2024

Tại sao xây dựng mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú lại hiệu quả?

Tại Bến Tre, mô hình nuôi cá măng kết hợp tôm sú trong ao đất đang dần trở thành hướng đi mới đầy tiềm năng. Mô hình này không chỉ giúp tận dụng tối đa diện tích ao nuôi mà còn giảm thiểu rủi ro từ môi trường và biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Tôm sú
• 09:34 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 10:16 08/10/2024

Thời gian tôm đào thải hết kháng sinh

Một câu hỏi thường gặp của người nuôi tôm là: “Tôm mất bao lâu để đào thải hết kháng sinh sau khi ngưng sử dụng?”. Hiểu rõ về thời gian đào thải kháng sinh sẽ giúp người nuôi đưa ra kế hoạch nuôi phù hợp và đảm bảo tôm sạch kháng sinh trước khi xuất bán.

Tôm thẻ
• 09:51 07/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 06:35 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 06:35 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 06:35 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 06:35 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 06:35 12/10/2024
Some text some message..