Công nghệ, chính sách - đáp án cho "bài toán" thức ăn chăn nuôi

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, quy hoạch lại cơ cấu sản xuất, đồng thời thiết kế hệ thống chính sách đồng bộ tạo chuỗi sản xuất,... đang được kỳ vọng là hướng đi hợp lý để giải "bài toán" thức ăn chăn nuôi (TACN) hiện nay.

thức ăn chăn nuôi
Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Năm 2013, Việt Nam nhập trên 9 triệu tấn nguyên liệu TACN, trong đó, 5 triệu tấn thức ăn giàu đạm, trên 3 triệu tấn thức ăn giàu năng lượng và các loại thức ăn khác. Trong hơn 5 triệu tấn thức ăn giàu đạm thì chúng ta nhập tới 4 triệu tấn khô dầu đậu tương. Đây là lượng nguyên liệu khiến Việt Nam tiêu tốn ngoại tệ lớn, góp phần đẩy tổng số tiền nhập khẩu nguyên liệu TACN lớn hơn cả số tiền xuất khẩu gạo thu về.

Nên đầu tư khoa học, công nghệ

Nêu ý kiến về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội TACN, cho rằng muốn bớt phụ thuộc vào nguyên liệu TACN nhập khẩu, cần tăng năng suất, chất lượng của các cây trồng làm nguyên liệu tại nội địa, nhất là 2 loại cây trồng chính là ngô và đậu tương.

Thực tế, cả diện tích trồng trọt và năng suất đậu tương ở Việt Nam đều thấp. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, năm 2012 cả nước chỉ có hơn 120.000 ha trồng đậu tương, với tổng sản lượng hơn 175.000 tấn. Như vậy năng suất đậu tương của Việt Nam đạt khoảng 1,5 tấn/ha. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đạt năng suất tới 4-4,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, diện tích ngô của Việt Nam hiện có khoảng trên 1,2 triệu ha, năng suất trung bình 4 tấn/ha, trong khi các nước khác từ 8 tấn/ha trở lên.

Với sản lượng như trên, việc nhập khẩu ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, điều đáng lưu ý là nguồn gốc các loại thực phẩm hiện đang được Việt Nam nhập khẩu đều là các sản phẩm biến đổi gien. Những nước xuất khẩu khô dầu đậu tương cho Việt Nam không hẳn có thổ nhưỡng và diện tích trồng trọt lớn hơn. Thực tế, họ lựa chọn các giống cây trồng biến đổi gien chống được sâu bệnh, đưa năng suất lên cao hơn và được nghiên cứu phù hợp với thổ nhưỡng của họ.

Từ kinh nghiệm này, nhiều năm nay ông Lê Bá Lịch luôn kiên định với đề xuất tăng diện tích trồng ngô, đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng cây trồng biến đổi gien để nâng năng suất, sản lượng. “Việt Nam muốn tăng năng suất, chất lượng thì phải đầu tư khoa học, công nghệ. Năng suất của Việt Nam vẫn còn thấp, ngô mới có 4 tấn, đậu tương 1-1,2 tấn/ha, trong khi đó nhu cầu ngày một tăng cao. Do vậy, vẫn còn nhiều dư địa cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học”, ông Lịch nhấn mạnh.

Từ năm 2011, Bộ NNPTNT đã cấp phép khảo nghiệm các giống ngô biến đổi gien cho 3 công ty. Kết quả khảo nghiệm ban đầu cho thấy các giống ngô có năng suất cao hơn 30% so với giống thường. Năm 2013, Bộ NNPTNT đã công nhận kết quả khảo nghiệm 5 giống ngô biến đổi gien để chuyển Bộ TNMT nghiên cứu cấp phép an toàn sinh học.

Cần chính sách đồng bộ

Theo GS.Viện sỹ Trần Đình Long, Chủ tịch Hiệp hội Giống cây trồng, không thể coi cây trồng biến đổi gien là “chiếc đũa thần” để cải thiện nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo ông, đây chỉ là một trong những giải pháp quan trọng để xử lý những bất bập trong lĩnh vực TACN hiện nay.

Muốn giải quyết được tình trạng thiếu thốn cả về lượng và chất của ngành này, cần phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó cần hơn cả là những giải pháp trong chính sách của ngành Nông nghiệp để gỡ nhiều điểm nghẽn trong sản xuất TACN hiện nay.

Cụ thể, chi phí sản xuất TACN của Việt Nam ngay cả khi có nguyên liệu trong nước cũng luôn bị “đội giá” vì các nhà máy phải thu mua nguyên liệu qua các thương lái. Mà thương lái thì “mua đầu chợ, bán cuối chợ” nên thường không đầu tư kho bãi tập kết hoặc bảo quản sau thu hoạch, vì thế, câu chuyện hao hụt sản lượng xấp xỉ 30% sau thu hoạch cũng là vấn đề nóng cần được giải quyết…

Để gỡ mớ “bòng bong” này, Bộ NNPTNT đang quyết liệt thực hiện 2 chính sách song song trong ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

Đối với ngành Trồng trọt, Bộ đang chỉ đạo điều chỉnh lại quy hoạch trồng trọt theo hướng giảm diện tích trồng lúa cho hiệu quả và năng suất thấp để trồng ngô. Cùng với đó, các loại ngô được trồng sắp tới sẽ phải là những giống ngô phù hợp thổ nhưỡng, chống chọi được thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh… Ưu tiên số 1 sẽ là những giống ngô biến đổi gien.

Cùng với đó, ngành Chăn nuôi cũng cần được quy hoạch lại sản phẩm, theo hướng tập trung các giải pháp ưu tiên phát triển đàn gia cầm, đồng thời bảo đảm nguồn cung gia súc phù hợp với nhu cầu thị trường. Bởi gia cầm có thể đầu tư nuôi tập trung công nghiệp số lượng lớn, hạn chế dịch bệnh và quay vòng sản xuất nhanh. Thức ăn cho chăn nuôi gia cầm cũng sẽ không đòi hỏi nhiều các chất chỉ có thể có từ nhập khẩu, do vậy lượng nguyên liệu TACN trong nước cũng sẽ được tận dụng tối đa.

Đồng thời, ngành Chăn nuôi được tổ chức lại theo hướng phát triển các trang trại, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo sự liên kết các trang trại để cân bằng cung cầu, kiểm soát giá thành, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực còn trống như con giống, giết mổ, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; hỗ trợ các doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư sản xuất thức ăn, qua đó hình thành một chuỗi sản xuất khép kín nhằm giảm sức ép cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài.

VGP, 13/03/2014
Đăng ngày 14/03/2014
Đỗ Hương
Kinh tế

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Ngành cá ngừ đứng trước cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu sang UAE

Việc ký kết Hiệp định Đối tác giữa Việt Nam - UAE (CEPA) đang mở ra một chương mới cho ngành cá ngừ Việt Nam, đặc biệt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).

Cá ngừ
• 09:58 07/01/2025

Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2024 đạt 1,9 tỷ USD và đang có nhiều cơ hội khi bước vào năm 2025. Tuy nhiên, để khai thác thị trường thủy sản lớn nhất thế giới này, thủy sản Việt Nam phải thay đổi nhiều mặt.

Xuất khẩu thủy sản
• 10:06 06/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 09:53 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 09:53 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 09:53 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 09:53 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 09:53 11/01/2025
Some text some message..