Công nghệ hiện tại có thể giảm 80% rác thải nhựa đại dương mỗi năm

Chuyên gia nổi tiếng về ô nhiễm rác thải nhựa đến từ Đại học Plymouth đã chỉ ra: nếu không hành động ngay lập tức, dòng chảy rác thải nhựa vào đại dương có thể tăng gấp ba lần vào năm 2040. Tuy nhiên, những công nghệ hiện nay có thể cắt giảm hơn 80% lượng rác thải này nếu các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng thay đổi toàn hệ thống.

chim ăn rác thải
Gần như tất cả các loài chim biển đều đã ăn phải rác thải nhựa.

Đó là kết quả nghiên cứu xuất bản trên Science ngày 24/7 “Breaking the Plastic Wave: A Comprehensive Assessment of Pathways Towards Stopping Ocean Plastic Pollution” do tổ chức phi chính phủ The Pew Charitable Trusts và công ty SYSTEMIQ dẫn dắt.

Kết quả cho thấy nếu không có bất kỳ hành động nào để giải quyết gia tăng sản xuất và tiêu thụ nhựa trong tương lai, lượng rác thải nhựa đại dương mỗi năm sẽ tăng từ 11 triệu tấn lên 29 triệu tấn trong vòng 20 năm tới, tương đương với 50kg rác nhựa trên mỗi mét dài bờ biển toàn thế giới. Do nhựa tồn tại trong đại dương tới hàng trăm năm và có thể không bao giờ phân hủy sinh học được hoàn toàn nên lượng nhựa tích lũy ở biển có thể đạt tới 600 triệu tấn vào năm 2040. Đại dịch COVID-19 đã đặt ra thêm thách thức trong cuộc chiến cam go này khi Hiệp hội chất thải rắn quốc tế cho biết lượng tiêu thụ nhựa dùng một lần đã tăng lên trong đại dịch.

GS. Thompson là người dẫn dắt những nghiên cứu đầu tiên về vi nhựa đại dương năm 2004. Công trình này đã giúp Đại học Plymouth nhận Giải thưởng Queen's Anniversary Prize for Higher and Further Education năm 2020 vì nghiên cứu đột phá và có tác động đến chính sách về ô nhiễm nhựa đại dương. Ông nói “Nhựa mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Những vật liệu nhẹ, linh hoạt, bền và rẻ tiền này có tiềm năng giảm tác động của con người trên Trái đất nhưng hiện nay, hơn 40% sản phẩm nhựa sử dụng một lần mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng có thể tồn tại nhiều thế kỷ. Sự tích lũy nhanh chóng và bền vững của rác thải nhựa đang là một thách thức môi trường toàn cầu”.

“Nghiên cứu quốc tế trên quy mô lớn này chỉ ra cách giải quyết cho phép xã hội đạt được lợi ích từ nhựa mà không gặp vấn đề môi trường như hiện tại. Đồng thời, lần đầu tiên báo cáo nói rõ rằng để khắc phục thiệt hại môi trường trên diện rộng, chúng ta cần hành động ngay bây giờ và bằng nhiều biện pháp cùng lúc”

“Theo quan điểm của tôi, rõ ràng chúng ta sẽ cần bằng chứng nghiên cứu độc lập để giúp điều chỉnh lựa chọn cá nhân và đánh đổi giữa các giải pháp. Đó là điều mà nhóm nghiên cứu của tôi ở Đại học Plymouth đã và sẽ cung cấp”, GS. Thompson nói.

Cùng với các nhà khoa học và chuyên gia trên khắp thế giới, Pew và SYSTEMIQ đã đưa ra kết luận bằng mô hình kinh tế đầu tiên định lượng dòng chảy và khối lượng nhựa trong hệ thống toàn cầu, so sánh lượng ô nhiễm nhựa đại dương năm 2016 và 2040 theo sáu kịch bản.

Nhóm tác giả cho biết mặc dù việc giải quyết thách thức nhựa trên toàn cầu đã có tiến bộ nhưng các cam kết hiện tại của chính phủ và doanh nghiệp sẽ chỉ giảm được 7% lượng nhựa đại dương đến năm 2040. Nếu thay đổi, đến năm 2040, lượng rác thải của 4 tỷ người trên toàn thế giới sẽ không được thu gom, và để giải quyết thiếu hụt này cần hơn 500 000 người thu gom rác mỗi ngày từ nay đến năm 2040.

Báo cáo xác định 8 biện pháp có thể giảm thiểu 80% ô nhiễm nhựa vào đại dương hàng năm bằng cách sử dụng công nghệ và giải pháp hiện có. Một trong số các giải pháp này là giảm tiêu thụ và sản xuất nhựa, thay thế một số loại nhựa bằng giấy hoặc vật liệu có thể phân hủy, sản xuất các sản phẩm và bao bì tái chế, mở rộng thu gom rác thải ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, tăng cường tái chế và giảm xuất khẩu rác thải nhựa.

Ngoài việc cải thiện tình hình đại dương, việc áp dụng các biện pháp báo cáo đề ra có thể tiết kiệm 70 tỷ USD cho các chính phủ vào năm 2040, giảm 25% lượng khí thải nhà kính liên quan đến nhựa và tạo ra 700,000 việc làm.

Tia sáng
Đăng ngày 13/08/2020
Thanh An
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 20:40 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 20:40 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 20:40 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 20:40 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 20:40 18/11/2024
Some text some message..