Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ

Công trình “Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn” của anh Hoàng Văn Hợi đã được trao giải Ba - Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An.

Công nghệ mới trong lọc nước nuôi tôm được nhận giải khoa học công nghệ
Hệ thống lọc nước nuôi tôm được lấp chìm phía dưới đất, không ảnh hưởng đến bờ biển. Ảnh: Hồ Dương Cầm

Nuôi tôm là nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị bền vững tại một số huyện, thị ven biển ở Nghệ An. Diện tích nuôi mỗi năm trung bình khoảng 2.200 ha. Tuy nhiên, những tác động xấu của xả thải, biến đổi khí hậu khiến cho nguồn nước bơm về đầm nuôi bị ô nhiễm, là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh ở tôm.

hệ thống lọc nước trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Công trình "Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn" của anh Hoàng Văn Hợi - một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An, thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ và công nghệ nuôi trồng thủy sản đang được xem là công nghệ mới để làm sạch nguồn nước nuôi tôm.

Phương pháp bơm lọc nước này sẽ làm cho nguồn nước từ biển dẫn về đầm nuôi sạch hơn thông qua một dàn lọc. Dàn lọc cùng toàn bộ ống dẫn đều được chôn dưới lòng đất. Khi nước biển dâng ngập bề mặt, sẽ thẩm thấu vào các ống lọc để bơm về ao nuôi.

Anh Hoàng Văn Hợi - tác giả công trình lý giải: "Hệ thống lọc nước này được thiết kế bằng các ống nhựa PVC phi 90 được ráp vào nhau, trên thân ống rạch nhiều khe hở nhỏ. Sau khi đào hố thì dùng loại cát thô phủ dưới đáy, rồi đặt dàn lọc lên, tiếp tục phủ cát thô lấp đầy. Khi nước dâng sẽ thấm vào cát thô, theo khe hở nhỏ trên bề mặt ống lọc thấm vào ruột ống. Quá trình này hạn chế các sinh vật nhỏ, ấu trùng phù du, tôm, cua, còng… là những thứ thường gây ra dịch bệnh ở ao nuôi khi bơm nước thẳng trực tiếp từ biển về”.

Như vậy, điểm mấu chốt của hệ thống bơm lọc nước nuôi tôm tự làm sạch, chính là các ống lọc với từng dãy khe hở rất nhỏ. Sau khi nguồn nước thấm vào dàn ống, máy bơm  sẽ hút nước đưa về đầm nuôi. 

Bên cạnh nguồn nước được lọc sạch, ưu điểm của hệ thống lọc nước này là không bị sóng biển đánh trôi do toàn bộ được chôn dưới lòng đất; thời gian lấy nước cả ngày vì không phụ thuộc vào thủy triều; lưu lượng nước lớn do lọc nước bằng trọng lực và áp suất bơm; không mất diện tích trong trại nuôi do hệ thống lọc được lắp đặt ngoài bờ biển.

Với nhiều hộ nuôi tôm, đây là một cách thức bơm nước nuôi tôm hiệu quả.  Anh Nguyễn Cường - hộ nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu cho hay: "Phương pháp lọc nước nuôi tôm này khá thuận lợi, hiện nhiều hộ nuôi ở Diễn Trung đã sử dụng cách thức lọc nước này thay cho bơm nước thông thường trực tiếp từ biển về vì ít phải xử lý ao đầm, hạn chế sử dụng hóa chất khử trùng".

 hệ thống lọc nước trong nuôi tôm

Anh Hoàng Văn Hợi (áo hồng) - người sáng tạo ra hệ thống lọc nước nuôi tôm. Ảnh: Hồ Dương Cầm

Mô hình lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn với những ưu điểm an toàn và thiết thực sẽ giúp bà con nuôi tôm giảm chi phí trong xử lý đầm, ao nuôi, hạn chế  dịch bệnh phát sinh.

Đây là kết quả tìm tòi, sáng tạo của anh Hoàng Văn Hợi - một kỹ sư nuôi trồng thủy sản ở Nghệ An; công trình "Hệ thống bơm lọc nước dùng cho nuôi tôm tự làm sạch trên vùng đất cát mịn" vừa được tỉnh trao giải 3 Giải thưởng về sáng tạo khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 15/06/2017
Hồ Dương Cầm
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:22 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:22 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:22 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:22 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:22 25/11/2024
Some text some message..