Công nghệ Synbiotic trong ương tôm thẻ ở nước biển và nước có độ mặn thấp

Trong các mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh hiện nay, việc hạn chế tối đa thay nước ở các ở ao nuôi đang trở thành xu hướng chủ đạo. Để làm được điều đó, cần phải duy trì các chỉ tiêu môi trường hay chất lượng nước trong ao nuôi luôn ổn định.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng giống. Ảnh minh họa

Tiêu biểu là công nghệ Biofloc, với việc bổ sung carbon hữu cơ (như đường, rỉ đường, các loại cám thực vật) được đưa vào nước để góp phần kích thích sự phát triển nhóm vi sinh vật có lợi (bao gồm vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn nitrat hóa) giúp chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ thành protein trong sinh khối làm thức ăn tự nhiên cho cá tôm, bên cạnh đó giúp cải thiện được môi trường nước.

Cùng với xu hướng đó, trong một nghiên cứu gần đây của Giáo sư Luis Otavio Brito da Silva và cộng sự đã đưa ra một số cải tiến mới trong ứng dụng công nghệ synbiotics để ương tôm thẻ chân trắng trong nước biển và nước có độ mặn thấp, giúp cải thiện được tốc độ tăng trưởng và chất lượng nước tốt hơn. 

Công nghệ synbiotic là kết quả của quá trình trao đổi chất kỵ khí hoặc hiếu khí được thực hiện bởi vi sinh vật có lợi (còn được gọi là lợi khuẩn hay probiotics), quá trình này được thực hiện trên chất nền của thực vật, động vật, cám hay các nguồn carbohydrate khác (các loại chất xơ hòa tan là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn được gọi là prebiotics). 

Chất nền có thể hiểu được là một loại vật chất mà vi sinh vật phát triển được trên đó (đất hay giá thể có thể được xem như một chất nền). Các vi sinh vật có lợi (probiotics) sẽ thúc đẩy sự phân hủy các phân tử hữu cơ phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn, qua đó giúp cải thiện được môi trường trong ao nuôi. 

tôm thẻ
Nghiên cứu này đánh giá năng suất của tôm post L. vannamei trong hệ thống ương cộng sinh (nước biển và nước có độ mặn thấp) với cám gạo và cám lúa mì là nguồn cacbon hữu cơ.

Nghiên cứu được thực hiện trong 42 ngày và gồm có 3 nghiệm thức. Ở hai nghiệm thức đầu tiên nuôi ở độ mặn cao, nước được đưa vào bể có độ mặn khoảng 35ppt, và dùng 13mg/L chlorine để khử trùng. Sau đó, sục khí liên tục trong 72 giờ để khử clo. Tiếp theo, bổ sung thêm hỗn hợp bao gồm: Phân ure (4,5g N/m3); Triple Superphosphate (0,3g P/m3); và Natri silicat (0,23g Si/m3). Ở nghiệm thức nuôi với độ mặn thấp, nước biển được pha loãng đến độ mặn 0.2ppt, việc khử trùng với clo được thực hiện tương tự như hai nghiệm thức trên, và việc bón phân được thực hiện tương tự.

Tôm thẻ post (PL10-24) được ương với mật độ 2.000 đến 3.000 con/m3 trong bể ương có thể tích là 60L. Tôm post sẽ được cho ăn 4 lần trong ngày với thức ăn công nghiệp (chứa 45% protein và 9,5% lipids). Tần suất cho ăn được điều chỉnh mỗi tuần dựa trên tốc độ tăng trưởng của tôm, lượng thức ăn ăn vào và tỷ lệ chết. Các chỉ tiêu môi trường được đo hàng tuần và luôn được duy trì ở mức độ phù hợp để tôm phát triển tốt.

Ở nghiệm thức thứ nhất, bể ương tiếp tục được bón phân cách 3 ngày 1 lần trong suốt 42 ngày tiến hành thí nghiệm. Trước khi bón, phân được sử dụng sẽ được ủ trong điều kiện kỵ khí 48 giờ và trong điều kiện hiếu khí 24 giờ. Thành phần của phân được sử dụng bao gồm cám lúa mì (từ 22,5 đến 50 g/m3), rỉ đường (từ 12 đến 25 g/m3) và natri bicacbonat (từ 4,5 đến 10 g/m3). Bên cạnh đó, bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Kayros Ambiental and Agrícola (chế phẩm này gồm có Bacillus subtilis, B. licheniformis, Lactobacillus sp., Saccharomyces sp. và Pseudomonas sp.) với hàm lượng 0.5g/m3

Ở nghiệm thức thứ hai, bể ương cũng được bón phân cách 3 ngày 1 lần trong vòng 42 ngày thí nghiệm. Phân trước khi bón vào bể sẽ được ủ trong điều kiện kỵ khí 24 giờ và tiếp tục ủ trong điều kiện hiếu khí thêm 24 giờ nữa. Thành phần của phân được sử dụng bao gồm cám gạo (20g/m3), rỉ đường (2g/m3), natri bicacbonat (4g/m3). Và cuối cùng là (0,5g/m3) chế phẩm vi sinh Kayros Ambiental and Agrícola.

Ở nghiệm thức thứ 3, Phân cũng được ủ tương tự nghiệm thức thứ hai, phân được bón vào bể ương cách 3 ngày 1 lần trong 40 ngày. Thành phần của phân được đưa vào bể ương cũng tương tự như nghiệm thức thứ hai. Ngoài ra, để tăng cường sự phát triển của vi sinh vật trong bể ương, vỏ của loài giáp xác hai mảnh vỏ được bổ sung thêm để tạo ra cho nền nhân tạo cho vi sinh vật phát triển tốt, số lượng vỏ chiếm khoảng 28% diện tích đáy của bể ương (25 x 24 x 5 cm). Bên cạnh đó, nước của bể ương sẽ được tái sử dụng lại 15%.

tôm thẻ
Tôm thẻ chân trắng được thu hoạch sau 42 ngày ương trong mô hình synbiotic ở điều kiện nước biển (A) và nước có độ mặn thấp (B). Ảnh từ bài nghiên cứu. 

Kết quả nghiên cứu sau 42 ngày cho thấy, chất lượng nước của các bể ương luôn ở mức ổn định, với nông độ oxy hòa tan là 5,0 mg/L; TAN là 0,33 đến 0,6 mg/L; NO2-N là 1,56 mg/L; và độ kiềm trên 95 mg CaCO3/L. Tôm post ở cả 3 nghiệm thức phát triển tốt với tỷ lệ sống lên đến 84%, trọng lượng của tôm sau khi kết thúc nghiệm đạt từ 0,85 đến 0,98 grams, và FCR rơi vào khoảng 1,2 đến 1,34 trong khi sản lượng lên từ 1,53 đến 2,50 Kg/m3.

Dựa trên kết quả nghiên cứu này, cho thấy việc sử dụng kết hợp giữa cám thực vật (được ủ kỵ khí và hiếu khí) như một nguồn cacbon hữu cơ, với chế phẩm sinh học (probiotics), chất nền nhân tạo (vỏ sò) và tái sử dụng lại nước trong bể ương có tiềm năng rất lớn trong việc kiểm soát đáng kể các hợp chất nitơ (TAN và NO2-N) và có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng trong bể ương với nước biển và nước có độ mặn thấp trong mô hình synbiotic.

Nguồn: Luis Otavio Brito da Silva et al (2022). Pacific white shrimp nursery trials in seawater and low-salinity water utilizing a synbiotic system, Global Seafood Allience, Health & Welfare, 10/01/2022

Đăng ngày 26/01/2022
Thiện Tâm @thien-tam
Nuôi trồng

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:37 14/03/2025

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, tài nguyên và yêu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trở nên ngày càng quan trọng.

Ao nuôi
• 10:57 13/03/2025

Mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá tại Bình Định

Nuôi ghép tổng hợp là mô hình kết hợp nhiều loài thủy sản khác nhau trong cùng một hệ thống nuôi, nhằm tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu quả kinh tế. Trong mô hình này, tôm, cua và cá được nuôi cùng nhau trong một môi trường sinh thái thích hợp, trong đó mỗi loài thủy sản có thể hỗ trợ lẫn nhau về dinh dưỡng, không gian sống và bảo vệ lẫn nhau khỏi những yếu tố có hại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 13/03/2025

Mùa lạnh: Mối nguy về bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm đối với nghề nuôi tôm, bệnh thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100% chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, đồng nghĩa với tình trạng tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho bà con nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:39 11/03/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 09:29 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 09:29 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:29 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 09:29 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 09:29 17/03/2025
Some text some message..