Công tác thú y thủy sản vẫn còn bỏ ngỏ

Thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... là những nguyên nhân chính gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi thủy sản. Trong khi đó công tác thú y, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh thủy sản chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đến khi dịch bệnh xảy ra mới thấy công tác thú y thủy sản đang còn bỏ ngỏ.

kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 18.400 ha nuôi thủy sản, trong đó 1.500 ha nuôi ngao, 3.903 ha nuôi tôm sú, 170 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, 10.350 ha nuôi cá nước ngọt... Thời gian qua, các địa phương đã chủ động đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào nuôi thủy sản và xác định đối tượng nuôi trồng chủ lực. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhân rộng ở các địa phương.

Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có trên 2.270 ha nuôi thủy sản nước lợ, nước ngọt, nước mặn, trong đó, diện tích nuôi công nghiệp gần 45 ha, tập trung ở các xã Hoằng Yến, Hoằng Trường, Hoằng Phụ. Trong vụ tôm hè thu năm 2015 (trung tuần tháng 6), một số diện tích nuôi tôm của huyện Hoằng Hóa đã xảy ra tình trạng tôm chết cục bộ, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến việc tôm chết được xác định là do thời tiết nắng nóng, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt là mực nước tại các ao chưa đạt độ sâu cho phép. Nhằm khắc phục tình trạng này, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo các địa phương, các chủ ao nuôi xử lý môi trường bằng các chế phẩm sinh học, bổ sung mực nước vào những ao chưa đạt độ sâu tối thiểu...

Bà Lê Thị Thanh Hiếu, Phó trưởng Trạm Thú y Hoằng Hóa, cho biết: Hiện tại, trạm chưa có cán bộ chuyên môn thủy sản nên việc giám sát, phát hiện dịch bệnh thủy sản gặp nhiều khó khăn. Việc tuyên truyền pháp lệnh thú y, các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thú y đến mọi tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Do đó, một bộ phận người dân tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến thú y chưa hiểu hoặc chưa có ý thức chấp hành nghiêm các quy định. Vẫn còn tình trạng không tự giác khai báo kiểm dịch, buôn bán thuốc thú y không có giấy phép kinh doanh và giấy phép của ngành theo quy định, bán các loại vắc-xin không được phép bán, bán thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng...

Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh, trong năm 2015, bệnh đốm trắng trên tôm sú xảy ra tại 3 xã của hai huyện Nông Cống, Quảng Xương làm 79 ha tôm nuôi bị bệnh; bệnh hoại tử gan tụy xảy ra tại 5 xã của các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia làm 12 ha tôm thẻ chân trắng bị bệnh; hiện tượng ngao chết do môi trường nước bị ô nhiễm xảy ra tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) làm 7 ha ngao nuôi bị chết. Dịch bệnh cũng xảy ra ở nhiều đối tượng nuôi khác như bệnh lở loét ở cá, bệnh đục thân do virus trên tôm càng xanh, hiện tượng đen mang ở tôm hùm... gây thiệt hại hàng tỷ đồng của bà con nông dân.

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Hiện nay, người nuôi trồng thủy sản vẫn âm thầm chịu đựng tổn thất, thậm chí lâm cảnh nợ nần khi có dịch bệnh xảy ra. Trong khi dịch bệnh ở vật nuôi lại được quan tâm, đầu tư khá lớn. Khi có dịch bệnh với đàn vật nuôi xảy ra, các ngành chức năng lập tức vào cuộc, người nuôi được bồi thường thiệt hại... Nhưng với lĩnh vực thủy sản thì người nuôi hoàn toàn mất trắng, thiệt hại là rất lớn, lên tới hàng tỷ đồng... Do đó, công tác phòng chống, kiểm soát, dập tắt dịch bệnh trong thủy sản cần có sự đầu tư hoặc hoạt động hiệu quả.

Trong khi đó, lực lượng cán bộ và bác sĩ thú y quá mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phòng chống, kiểm soát dịch bệnh. Hiện nay, nhiều địa phương, cán bộ làm công tác thú y vật nuôi vẫn kiêm nhiệm thú y thủy sản mặc dù đây là hai lĩnh vực cần kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của cán bộ phục vụ công tác thú y thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế; hệ thống phòng thí nghiệm, công nghệ kiểm tra, chuẩn đoán bệnh thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ...

Báo Thanh Hóa, 16/12/2015
Đăng ngày 17/12/2015
Lê Hợi
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 02:20 06/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 02:20 06/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 02:20 06/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 02:20 06/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 02:20 06/05/2024