Công trình nhân tạo có cải thiện đa dạng loài?

Gần đây, các rạn san hô nhân tạo được tạo ra từ các vật liệu phát thải cacbon thấp, ý tưởng sáng tạo này có tiềm năng cải thiện độ đa dạng sinh học xung quanh các địa điểm nuôi trồng thủy sản và hơn thế điều này còn có thể mở ra cơ hội cho ngành nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng.

arc-marine
Dự án ARC Marine. Ảnh: The Fish Site

Sơ lược về sản phẩm nhân tạo 

ARC Marine - một công ty công nghệ kỹ thuật sinh thái, sáng tạo, từng đoạt giải thưởng. ARC là viết tắt của Accelerating Reef Creation – tăng tốc việc tạo ra đá ngầm, ở đó họ thiết kế, xây dựng, triển khai và giám sát các rạn san hô nhân tạo bằng cách sử dụng các kiến thức về chuyên môn, ngành nghề của mình, các kỹ sư và các nhà khoa học đã tạo ra một hỗn hợp xi măng thay thế có tên gọi Marine Crete (với 98% là tái chế, không độc hại, không chứa chất nhựa gây hại môi trường và được thiết kế có tính tuần hoàn, giảm tác động đến môi trường biển một cách tối thiểu nhất) với lượng khí thải CO2 ít hơn 90% so với xi măng Portland (Poóclăng) – là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, là thành phần cơ bản của bê tông. Quá trình sản xuất xi măng Poóclăng liên quan đến việc đốt cháy Canxi ở nhiệt độ rất cao, nguyên nhân gây ra 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu hàng năm. 

Sơ thảo REFASDự án REFAS. Ảnh: SCUBA News

Công nghệ hàng đầu của họ là Reef Cubes là một đơn vị hình khối mô-đun với tâm hình cầu và có các lối thông hành trên mỗi mặt, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp cho cá và các sinh vật không có cuống. Tạo thành một hệ sinh thái hoạt động cung cấp đầy đủ mọi chức năng và có thể được sử dụng làm vườn ươm, nơi trú ẩn và kiếm ăn. Sự phức hợp của cấu trúc này có thể thúc đẩy quá trình định cư của các loài bản địa, bao gồm cả loài trai. 

Rặng san hôHệ sinh thái dưới nước. Ảnh: Treehugger

Đối với những người trong ngành nuôi trồng thủy sản, Reef Cubes là sự sáng tạo cung cấp một phương pháp thân thiện với môi trường để giúp tăng cường đa dạng sinh học, đồng thời giúp các công ty đạt được các mục tiêu, chuẩn mực về môi trường. Đây là một lĩnh vực cực kỳ thú vị để sẵn sàng tiến hành ngay bây giờ, dự kiến sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho ngành nuôi trồng thủy sản khi sử dụng những rạn san hô nhân tạo này. 

Triển khai dự án REFAS 

REFAS là một dự án xem xét đến vấn đề đưa Reef Cubes vào cạnh một trang trại nuôi sò ở Torquay, nước Anh nhằm kiểm tra xem dự án này có thật sự hữu hiệu, giúp tăng cường quần thể tôm hùm và cua nâu hay không.  

Trong thời gian quan sát ban đầu đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, họ tiếp tục theo dõi và kết quả cho thấy tổng số loài cao hơn so với những vùng lân cận, số lượng cá, động vật thân mầm, cua nhện, cũng như các loài sinh sống trên mặt đáy biển bản địa có độ phong phú nhanh hơn. Có thể thấy rằng REFAS đang thực hiện chức năng giống như một khu vườn ươm. Đặc biệt đối với các loài có giá trị về phương diện thương mại như các loài cá thuộc họ cá tuyết, cá đục…và loài mực nang, các loài đang bị đe dọa như cá tuyết nghèo và trứng cá nhám mèo. 

Triển khai REFASTriển khai dự án REFAS. Ảnh: SCUBA News

Điểm đặc biệt của Reef Cube là được tạo ra để thúc đẩy sự định cư của hệ động thực vật bản địa bằng cách cung cấp cho chúng sự phức hợp về môi trường sống. Reef Cube vừa tiêu tán năng lượng sóng vừa được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ chống xói lở và thực hiện cơ chế bảo vệ chống lại lực kéo đáy từ các hoạt động, phương tiện đánh bắt, đồng thời có tiềm năng được dùng trong việc phòng thủ bờ biển và năng lượng ngoài khơi. 

Dự án đã mang đến ích lợi ích như thế nào? 

Reef Cubes có thể thúc đẩy sự phát triển của các loài có giá trị thương mại khác và nếu được triển khai ở quy mô lớn hơn, dự án này có thể giúp tạo ra các địa điểm đa dưỡng, nơi các trang trại nuôi trồng thủy sản có thể thu hoạch doanh thu từ các loài giáp xác hoang dã và động vật có vỏ. Ngoài ra, còn có ích trong hỗ trợ thúc đẩy quá trình xử lý sinh học xung quanh các trang trại nuôi cá thông qua việc khuyến khích sự định cư của các loài hai mảnh vỏ (như trai, hàu,..) ở gần các khu vực này. 

San hôSan hô nhân tạo. Ảnh: BusinessMirror

Dự án thử nghiệm đã giúp phát triển các phương pháp của ARC Marine tạo cơ hội cho việc lập kế hoạch, xây dựng và triển khai công nghệ Reef Cube nhằm tạo ra giá trị tối ưu cho môi trường sống. Công nghệ của họ có khả năng duy trì tính bền vững của hệ sinh thái biển, đồng thời tiết kiệm năng lượng trong việc phục hồi các đại dương và đảo ngược tác động của các hoạt động đánh bắt và biến đổi khí hậu, góp phần bảo tồn sự đa dạng sinh học trên thế giới. 

Đăng ngày 08/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 12:12 14/01/2025

Hình ảnh lay động thế giới: Cá voi mẹ lặp lại hành trình đau khổ cùng cá voi con đã mất

Vào đầu năm 2025, cộng đồng quốc tế lại một lần nữa xúc động trước hình ảnh cá voi mẹ Tahlequah – thành viên của loài cá voi sát thủ Southern Resident, cõng xác đứa con mới sinh đã chế.t đi khắp đại dương. Đây là lần thứ hai Tahlequah thực hiện hành động đầy đau buồn này, sau sự kiện nổi tiếng vào năm 2018.

Cá voi
• 09:45 06/01/2025

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 12:00 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 10:01 27/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 20:52 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:52 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 20:52 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 20:52 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 20:52 14/01/2025
Some text some message..