Cửa biển bồi lấp, ngư dân gặp khó

Các cửa biển Lộc An (huyện Đất Đỏ) và Bến Lội (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) đang bị bồi lấp nghiêm trọng, khiến tàu cá công suất lớn không thể ra vào. Ngư dân buộc phải đưa tàu sang cảng khác để vận chuyển hải sản lên bờ.

tàu cá lộc an
Cửa biển bị bồi lấp, cộng với giá xăng dầu tăng nên nhiều ghe của ngư dân xã Lộc An, huyện Đất Đỏ phải nằm bờ hoặc chuyển sang cảng khác bán hải sản.

Ông Trần Văn Thông là ngư dân sinh sống trên địa bàn xã Lộc An (huyện Đất Đỏ). Gia đình ông có 2 chiếc tàu cá (chiều dài 20m/chiếc), tổng công suất 500CV nhưng không thể đưa vào neo đậu tại Cảng Lộc An do khu vực này bị bồi lấp. Ông buộc phải đưa tàu về Bình Thuận để bán hải sản sau chuyến đánh bắt, khiến chi phí tăng lên.

“Chi phí đầu vào tăng thêm 10 triệu đồng và lợi nhuận thu về cũng giảm một nửa, chỉ còn khoảng 100 triệu đồng/chuyến biển. Lý do là tôi phải bù thêm tiền xăng dầu, vận chuyển hải sản, bạn ghe, ngư cụ từ Bình Thuận về Vũng Tàu và ngược lại. Mong chính quyền địa phương sớm nạo vét luồng thông thoáng tạo điều kiện cho bà con ngư dân yên tâm bám biển”, ông Thông bày tỏ.

Theo ông Đồng Thanh Điền, Chủ tịch HĐQT HTX Dịch vụ khai thác thủy sản Lộc An, từ Tết Nguyên đán 2022 đến nay, 90% tàu của HTX phải nằm bờ, chỉ 10% tàu đi biển. Sở dĩ có tình trạng này do chi phí chuyến biển cao, thêm vào đó luồng bị cạn nên thành viên HTX không dám đi vì sợ lỗ và khó ra vào cửa biển làm hàng.

Ông Điền thông tin thêm, khu vực Lộc An có 2 mùa Nam và Bắc. Mùa Bắc (từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau) là thời điểm con nước và sóng chảy nhiều, dễ bị bồi lấp nhất. Đến nay, cửa biển chưa được nạo vét nên cồn cát tích tụ lại chắn ngay ở giữa, khiến tàu thuyền ra vào khó khăn. Thêm vào đó, 2 đầu kè Nam và Bắc thiết kế gần như song song nên luồng vốn hẹp lại càng hẹp hơn. Tàu lớn khó thể ra vào, còn muốn vào phải dò đường và nhờ ghe lai dắt, nhưng tiềm ẩn nguy cơ va chạm với kè đá.

Theo ông Trần Đức Huy, thành viên Tổ hợp tác thủy sản Lộc An, do cửa biển Lộc An bị bồi lấp, chiều rộng cửa chỉ còn khoảng 5-6m, lại sát kè đá thay vì 40-50m như trước đây nên các tàu ra vào rất khó khăn, nguy hiểm.

“Tôi có 2 chiếc đò, mỗi ngày lai dắt 1-2 cặp ghe vào cảng. Không chỉ chủ tàu mà ngay những người làm nghề lai dắt như tôi cũng rất sợ. Nếu không có kinh nghiệm, ghe lớn rất dễ mất lái, va vào kè đá. Nhiều chủ tàu đành chuyển sang cảng khác làm hàng để bảo đảm an toàn”, ông Huy nói.

Cùng với cửa biển Lộc An, cửa biển Bến Lội cũng trong tình trạng tương tự. Theo ông Lê Hồng Liêm, Phó Giám đốc BQL cảng cá tỉnh, 2 cửa biển Bến Lội và Lộc An không chỉ là điểm lên xuống hàng hóa và lấy nhiên liệu cho ghe, tàu của ngư dân địa phương mà còn là nơi các phương tiện đánh bắt xa bờ của các tỉnh khác đến tránh trú bão.

Tình trạng bồi lấp làm thu hẹp luồng khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn. Thời điểm này việc bồi lấp tuy đã giảm, nhưng để vào được cảng ghe thuyền phải chờ con nước lên. Hiện nguyên liệu tăng, chi phí chuyến biển tăng thêm, trong khi nguồn thủy hải sản đánh bắt được giảm nên lượng tàu bè ra vào cảng Lộc An đã giảm khoảng 20-30%.

“Chúng tôi đã báo cáo tình trạng này với Sở NN-PTNT. Đồng thời, đang triển khai nạo vét khơi thông luồng, bảo đảm cho tàu bè ra vào an toàn, nhất là khi vào mùa mưa bão”, ông Liêm nói.

Đăng ngày 13/06/2022
Đông Hiếu
Đánh bắt

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:16 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:16 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:16 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:16 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:16 19/04/2024