Cua Cà Mau rớt giá thê thảm

Người nuôi cua ở Cà Mau đang đứng ngồi không yên khi giá cua liên tục xuống thấp. Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 – 40% so với vài tháng trước.

cua biển
Hiện giá cua đã giảm khoảng 30 – 40 % so với vài tháng trước

Theo người nuôi cua địa phương, giai đoạn từ đầu năm đến khoảng đầu tháng 5, giá cua giữ ở mức khá ổn định. Cua gạch được thương lái thu mua tại vuông nuôi với giá trên dưới 320.000 – 350.000đ/kg; cua y giá trên dưới 200.000đ/kg. Đến nay, cua y đang được thu mua với giá 140.000đ/kg; cua gạch chỉ còn từ 200.000 – 220.000đ/kg.

Tỉnh Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi cua biển lớn nhất nhì cả nước, tập trung nhiều ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Cái Nước…

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thủy sản Cà Mau, bình quân mỗi năm lượng cua biển XK theo đường chính ngạch và tiểu ngạch lên đến hàng chục ngàn tấn. Trong đó thị trường chính là Trung Quốc. Như đã thành quy luật, cứ đến thời gian gần rằm tháng 7 hằng năm, sắp đến mùa Trung thu là giá cua giảm, khiến nhiều nông dân và chủ vựa cua hết sức lo lắng.

Nguyên nhân được xác định do thị trường Trung Quốc không NK, thương lái đồng loạt ngừng ăn hàng, giá cua cứ thế lao dốc. Gắn bó với con cua đã mấy chục năm nay, chưa năm nào thấy giá cua giảm mạnh như hiện nay, ông Nguyễn Văn Thoái (xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân), thở dài: "Ai cũng biết đến giai đoạn này là giá cua sẽ giảm. Nhưng năm nay căng quá, tính ra giá giảm đến cả 100 ngàn đồng/kg, chúng tôi nuôi sao có lời".

Ông Nguyễn Minh Phồi (ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới) cho biết vụ vừa qua gia đình thả hơn 4.000 con cua giống, ước đạt tỷ lệ sống 25%. Hiện sản lượng cua trong vuông ít nhất có 3 tấn, đã dư kích cỡ thu hoạch nhưng không dám thu. Theo tính toán của ông Phồi, nếu bây giờ thu hoạch cua, chắc chắn sẽ lỗ không dưới 5 triệu đồng cho vụ nuôi vừa qua. “Chẳng ai muốn thu hoạch lúc này cả, bà con đang đợi qua Tết Trung thu, thị trường tiêu thụ sẽ tăng trở lại, giá cua được đẩy lên mới thu hoạch”, ông Phồi nói.

Huyện Cái Nươc có diện tích nuôi cua hơn 6.000 ha. Tập trung nhiều tại các xã Trần Thới, Đông Thới… “Tình hình nuôi năm nay cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, thương lái Trung Quốc ngừng mua, giá cả quá thấp gây nhiều khó khăn cho người nuôi. Ngay cả những DN tiêu thụ cũng đang điêu đứng”, ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng NN-PTNN huyện Cái Nước cho biết.

Ông Võ Ngọc Hùng, chủ cơ sở thu mua cua biển lớn ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn cho biết trước đây, hàng ngày ông xuất sang Trung Quốc 1 tấn cua biển các loại, nay chỉ còn khoảng vài trăm kg/ngày. Giá cua giảm đang tác động mạnh đến thị trường thu mua và XK của các địa phương. Người nuôi luôn chịu áp lực lớn nhất. “DN có thể chủ động dừng mua khi thị trường XK gặp khó, nhưng người ít vốn thì khó có thể dừng thu hoạch khi cua tới lứa”, ông Hùng nói.

Còn tại TP. Cần Thơ, là nơi trung tâm của ĐBSCL, có nhiều quán nhậu vỉa hè và nhà hàng chuyên bán thủy hải sản tươi sống, trong đó cua biển Cà Mau giá xuống thấp nên bán rất chạy. Chị Lê Thị Hồng, ở phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ cho biết, gia đình chị rất thích ăn cua Cà Mau. Trước đây cua có giá cao nên một tháng chỉ dám mua ăn một lần, giờ thấy rẻ còn 250.000 đ/kg, giảm 100.000 -120.000, nên tuần nào cũng mua. “Tôi tranh thủ thời điểm giá cua xuống thấp ăn cho đã. Ít tháng nữa giá cua tăng cao sợ không dám ăn”, chị Hồng nói vui. Anh Nguyễn Văn Hải, chủ cơ sở Hải Cà Mau trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết gần 1 tháng nay do giá cua giảm mạnh nên mỗi ngày cơ sở thu mua gần 400 kg cua các loại để tiêu thụ, tăng gấp đôi so với các tháng khác. Theo anh Hải, một năm khoảng 2-3 tháng là cua giảm giá cũng chính là thời điểm bán cua chạy nhất trong năm. Nhưng rủi ro cũng cao, vì giá cua biến động, nay nhập mai bán ra giá giảm hơn mua vào. Tình trạng giá cua giảm như hiện nay nhiều lần khiến cơ sở anh bị thua lỗ.

Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau cho rằng đồng nhân dận tệ của Trung Quốc bị phá giá cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các mặt hàng thủy XK vào thị trường này rớt giá, trong đó có cua biển Cà Mau. Ngành nông nghiệp đang theo dõi sát sao mọi biến động để có hướng xử lý và khuyến cáo người dân khi cần thiết.

Nông Nghiệp Việt Nam, 28/08/2015
Đăng ngày 29/08/2015
Hoàng Vũ - Trần Hiếu
Nuôi trồng

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:46 04/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:11 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:11 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 09:11 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:11 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 09:11 05/12/2024
Some text some message..