Cua đồng lên phố

Sống ở bưng biền, đồng ruộng nhưng cua đồng đã và đang làm cuộc “đổi ngôi” ngoạn mục, thành món ngon đặc sản tại các nhà hàng nơi phố thị, chứ không cam phận là món ăn dân dã của người nghèo.

Ghe đặt lọp cua ở xã Trường Xuân (H.Tháp Mười, Đồng Tháp) (Hoài Phương)
Ghe đặt lọp cua ở xã Trường Xuân (H.Tháp Mười, Đồng Tháp) (Hoài Phương)

Cua đồng rang me ở nhà hàng (Hoài Phương)

Cua đồng rang me ở nhà hàng (Hoài Phương)

Chợ cua đồng

Hằng năm, khi mùa nước nổi về, cua đồng xuất hiện nhiều vô số kể tại các tỉnh miền Tây, nhất là An Giang và Đồng Tháp. Cua nhiều đến mức người ta bắt đem phơi khô, bán cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc với giá rẻ như bèo. Nhưng từ vài năm trở lại đây, cua đồng có giá, vào mùa nắng giá cua tương đương giá cá ba sa. Theo anh Nguyễn Văn Sơn, một thương lái chuyên thu gom cua đồng giao lại cho các vựa ở An Giang, sở dĩ giá cua ngày càng tăng cao là vì sản lượng ngày càng ít, cung không đủ cầu; đặc biệt là thị trường Hà Nội, TP.HCM tiêu thụ rất mạnh.

Vợ chồng chị Tư Hiền ở xã Vĩnh Hội Đông (H.An Phú, An Giang) phấn khởi cho biết, vào thời điểm lũ rút, mỗi ngày chị đặt lọp bắt hơn 20 kg cua, bán được 200.000 đồng, thu nhập cao hơn đánh bắt cá, nhưng khi lũ cạn thì cua rất hiếm. Cua bắt được bà con thường mang ra các chợ đầu mối để tuyển chọn, phân loại và vô bao trước khi giao cho thương lái. Có thể nói An Giang và Đồng Tháp là nơi có nhiều chợ cua đồng nhất miền Tây. Nổi tiếng nhất là chợ Vĩnh Hội Đông (H.An Phú); chợ gần phường Núi Sam (TX.Châu Đốc); các chợ huyện Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang); chợ Trường Xuân (H.Tháp Mười, Đồng Tháp)…

Nói là chợ chứ chỉ khoảng vài chục người nhóm họp song không khí không kém phần ồn ào, tấp nập. Kẻ bơi xuồng, người dùng xe thồ hoặc xe ba gác rộn ràng như ngày hội cua đồng. Anh Tư Tiến ở H.Tri Tôn cho biết, vào lúc cao điểm, mỗi ngày anh thu mua khoảng 1 tấn cua với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg để chở đi bán lại cho các vựa, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/ngày.
Cua đồng vào nhà hàng, siêu thị  

Trước đây, cua đồng là món ăn dân dã của người nghèo và là món ăn chơi của trẻ con miệt đồng. Còn bây giờ, theo y học cổ truyền, thịt cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc, giàu dinh dưỡng và có tác dụng chữa trị một số bệnh thông thường. Y học hiện đại cũng khẳng định thịt cua có chứa protid, lipid, Ca, P, Fe và vitamin. Chính vì vậy mà các món ăn chế biến từ cua đã chiếm vị trí hàng đầu trong các bữa ăn gia đình. Cua đồng, ngoài việc sử dụng càng, thịt, nhiều người còn chế biến thành riêu cua để tung ra thị trường và mặt hàng này hiện đã có mặt tại một số siêu thị.

Phần lớn cua đồng được các chủ vựa phân phối cho nhà hàng, quán ăn các tỉnh và chợ đầu mối tại TP.HCM; số ít  bán cho người chuyên xay riêu cua ở chợ. Chị Hai Phương ở xã Bình Hòa (H.Châu Thành, An Giang) vừa là chủ vựa cua đồng vừa là cơ sở sản xuất riêu cua nổi tiếng. Trung bình mỗi ngày chị Hai Phương thu mua 5 tấn cua tươi để phân phối cho khách hàng. Ngoài ra, chị còn sản xuất 200 kg bột riêu, xong đóng gói, ướp lạnh chuyển ra Hà Nội và một số tỉnh thành, bán với giá 25.000 đồng/kg.

Cua đồng từ bưng biền về chợ, qua cơ sở chế biến rồi vượt hàng trăm, hàng ngàn cây số để hiện diện trong các nhà hàng, quán ăn, trở thành các món ngon đặc sản, không phân biệt người giàu kẻ nghèo. Ai thưởng thức món lẩu cua, canh cua rau đay, rau mồng tơi, đặc biệt là tô bún riêu đậm đà hương vị đồng bằng đều cảm thấy nhớ đời.

Hiện nay, tại các xã dọc theo biên giới, kinh Vĩnh Tế và Đồng Tháp Mười, số người chuyên sống bằng nghề bắt cua đồng lên đến hàng trăm. Tới mùa nước nổi, họ lại tất bật chuẩn bị lọp, lờ, dớn, ghe xuồng để ra đồng đánh bắt. Nhiều nông dân ở hai huyện An Phú, Tịnh Biên còn bơi xuồng qua khỏi biên giới Campuchia để thuê mặt nước đặt lọp mang cua về nước bán.

Thanh niên
Đăng ngày 24/11/2012
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 18:38 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 18:38 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 18:38 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 18:38 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 18:38 28/12/2024
Some text some message..