Cua mặt quỷ - cua lạ sặc sỡ: chớ dại mà ăn!

Cua mặt quỷ là loài cua có hình dáng kỳ lạ và màu sắc sặc sỡ tuy nhiên trong cơ thể nó có chứa một số loại độc tố ảnh hưởng thần kinh cực kỳ nguy hiểm.

Cua mặt quỷ - cua lạ sặc sỡ: chớ dại mà ăn!
Cua mặt quỷ. Ảnh: crustiesfroverseas

Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học Zosimus aeneus. Theo Viện hải dương học Nha Trang cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ.

Độc tố trong cua chủ yếu trong cua mặt quỷ là saxitonin. Độc tố của cua mặt quỷ chủ yếu nằm trong thịt, trứng cua và nhiều nhất là trong thịt càng và chân cua.

Các khoa học gia đã phát hiện, trong một số loại cua biển, thường là loại cua lạ, màu sắc sặc sỡ, có thể chứa các độc tố chết người saxitonin và tetrodotoxin, độc tố thường ở trong thịt, trứng, nhiều nhất là thịt càng và chân cua. Đây là những độc tố thần kinh, tim mạch gây tử vong cao khi bị ngộ độc.

Saxitoxin được các tảo đỏ và vi khuẩn ký sinh trong đó tổng hợp ra. Khi những con sò, ốc, tôm ăn phải chúng sẽ nhiễm các chất độc saxitoxin này (saxitoxin, neosaxitoxin, gonyautoxin và carbamoyl saxitoxin). Đến lượt các con cua biển thường sống xa bờ ăn phải nó sẽ bị nhiễm độc saxitoxin.

Tetrodotoxin là độc tố phát hiện nhiều nhất ở cá nóc, nhưng cũng hiện diện ở một số loài thủy sinh khác như bạch tuộc xanh, sa giông da nhám, ốc mặt trăng… Một điều thú vị là các độc tố tetraodotoxin này do các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic bacteria), chủ yếu là nhóm Pseudomonas và Vibrio tổng hợp ra. Và cua sẽ nhiễm chất độc khi ăn các món này.


Cua mặt quỷ là loại cua có độc phổ biến ở vùng biển nước ta, sinh sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu, thường gặp ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Một người chỉ cần ăn khoảng 0,5g (1 thìa cà phê) thịt càng cua loại này là có thể bị ngộ độc thần kinh, dẫn đến tử vong. 

Hiện nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho độc tố Saxitonin trong cua mặt quỷ. Ngoài ra, trong cua mặt quỷ còn chứa một số chất độc thần kinh khác như neurotoxin, tetrodotoxin.

Biện pháp cấp cứu, điều trị hữu hiệu là làm cho bệnh nhân nôn sớm càng nhiều càng tốt, rửa dạ dày, uống than hoạt tính để thải loại bớt chất độc; hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn (thở oxy, truyền dịch, trợ tim mạch…).

Dân trí
Đăng ngày 10/05/2018
TH
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 20:20 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 20:20 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 20:20 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 20:20 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 20:20 12/10/2024
Some text some message..