Cua Tàu - Sinh vật ngoại lai đáng e ngại

Chưa bước vào vụ đông xuân 2018-2019, nhưng bà con nông dân ở thị trấn Tiên Kỳ và các xã Tiên Lộc, Tiên Thọ (Tiên Phước)… không khỏi băn khoăn lo lắng khi nạn cua Tàu sinh sôi nảy nở và phát triển tràn lan ở các kênh mương, sông suối…

Cua Tàu - Sinh vật ngoại lai đáng e ngại
Cua Tàu bò lên bờ vườn kiếm ăn. Ảnh: N.Đ.AN

Cậu em tôi bảo: “Cua Tàu to gấp đôi, gấp ba cua đồng ở quê. Chúng có cặp càng to khỏe nên phá hại dữ lắm, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên ở ruộng đồng. Là loài ăn tạp, động vật hay thực vật chúng đều xơi tất. Ngoài tôm, cua, cá nhỏ, chúng còn ăn cả những ruộng lúa sạ lên xanh mới chúp đuôi gà”.

Qua tìm hiểu, nhiều người cho tôi hay, nguyên do cua Tàu có mặt tại đồng ruộng là do công nhân Trung Quốc đem sang chế biến làm thức ăn, chúng sổng ra ngoài sinh sôi nảy nở tràn lan. Cũng có không ít người cho rằng, những người đi tham quan các tỉnh biên giới phía Bắc thấy cua Tàu to lớn hơn cua đồng nên mua về nuôi trong các ao hồ, từ đó phát tán ra ngoài… Anh Trương Văn Phước ở thôn 3 xã Tiên Lộc, cho biết: “Cua Tàu đào hang trú ẩn còn hơn cả chuột đồng. Hầu hết ruộng đồng ở Tiên Lộc nói riêng, Tiên Phước nói chung, là ruộng bậc thang. Cua Tàu đào hang khắp bờ, không chứa nước được, ruộng đồng cạn khô, khổ lắm”. Anh Công cho biết thêm, nạn ốc bươu vàng kéo dài dai dẳng hơn hai chục năm nay, chưa diệt trừ tận gốc được, chừ lại thêm nạn cua Tàu, nhà nông làm ra hạt lúa khó quá!

Cua Tàu tuy “to con lớn xác” nhưng lại có ít thịt, chủ yếu là vỏ xương cứng như đá, cắn mẻ cả răng. Hơn nữa, thịt cua Tàu mềm nhũn, không ngon, vì thế bán không ai mua, cho không ai lấy. Anh Thái Viết Đó ở thôn Phái Đông, thị trấn Tiên Kỳ, nói: “Suối Cà Đong và các kênh mương thủy lợi ở thôn, cua Tàu nhiều đến nỗi chúng bò cả lên vườn tược gần ruộng để kiếm ăn. Chỉ cần bỏ ít trùn vào lờ đem đặt dưới mương chừng một buổi là bắt được 5 - 7kg cua Tàu”. Trò chuyện với bà con nông dân, ai cũng lo lắng trước nạn cua Tàu. “Hiện chúng sống lúc nhúc ở các sông suối kênh mương. Nếu không có biện pháp diệt trừ sớm, mùa mưa lũ sắp tới, cua Tàu sẽ theo con nước đầy vơi phát tán khắp nơi y hệt ốc bươu vàng” - cậu em tôi bảo.

Thiết nghĩ, ngành nông nghiệp huyện Tiên Phước cần sớm có biện pháp diệt trừ cua Tàu, giúp bà con nông dân yên tâm đầu tư công sức, phân bón sản xuất vụ đông xuân sắp tới.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 15/10/2018
N.Đ. An
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

Siro giàu dinh dưỡng từ cá nóc

GD&TĐ - TS Bùi Thị Thu Hiền và cộng sự ở Viện Nghiên cứu Hải sản vừa nghiên cứu thành công sản phẩm siro từ cá nóc đầu tiên tại Việt Nam. Công nghệ giúp nâng cao giá trị của loài cá nóc, vốn thường bị bỏ đi khi khai thác cá.

Siro cá nóc
• 09:52 07/01/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 23:39 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 23:39 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 23:39 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 23:39 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 23:39 01/06/2023