Quần đảo Hawaii thơ mộng, nơi nghỉ dưỡng lý tưởng được bao quanh bởi bờ biển Thái Bình dương lộng gió đang lâm nguy. Hàng triệu con cua màu tím đang tràn ngập. Các nhà sinh học thừa nhận, trước nay họ chưa hề thấy một hiện tượng nào tương tự. Họ đang “bí” khi được hỏi về nguyên nhân.
Những con cua màu tím mà các làn sóng biển ào ạt đưa vào ngày này qua ngày khác chiếm khắp các bãi tắm trên đảo Oachi và Honolulu, báo Daily Mail cho hay. Theo những nhân chứng, chúng nhiều đến mức làm cản trở cả những từng bước đi của du khách và ai cũng cố tránh, không đụng đến chúng. Vài ngày sau, chúng lại đồng loạt… chết. Hoá ra các binh đoàn cua tím đến đây để tìm nơi tự sát.
Cuộc đổ bộ lạ lùng này khiến các nhà sinh học biển, xưa nay chưa từng thấy bao giờ buộc phải bỏ công tìm hiểu. Các chuyên gia của Viện Hải dương học “Viking” tại Honolulu cho rằng đó là một giống cua, sống trên bờ biển Hawaii .
Một trong các chuyên gia dinh học biển là Norton Chan giải thích: “Những con cua tím bạn trông thấy đó là loài cua “7-11” ở giai đoạn phát triển sớm trong vòng đời. Chúng bước vào thời kỳ lột xác để trở thành những con cua trưởng thành”.
Giám đốc Viện hải dương học Andrew Rossiter nêu giả thuyết là trong thời gian bị bão không khí xáo trộn vào trong nước, lọt vào mai làm cua không thể lặn xuống sâu được nữa, nổi lềnh bềnh trên mặt nước và bị sóng đánh dạt lên bờ.
Ông loại trừ khả năng do nước biển bị ô nhiễm dẫn đến cái chết tập thể của hàng triệu con cua tím chưa trưởng thành, vì “nếu nước biển bị ô nhiễm thi nó ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật biển chứ không riêng gì cua. Thế nhưng chúng tôi không thấy điều đó”.
Các nhà snh học dự kiến sẽ nghiên cứu những cá thể sống sót để biết các đặc điểm của quá trình biến thái của loài cua này. Nếu đúng là cua “7-11” thì khi lớn hết tầm chúng sẽ dài 14-18 cm.
Cua 7-11 có tên như vậy vì chúng có 7 vết trên lưng và 4 vết ở bụng. Người ta còn gọi chúng là cua đốm rạn san hô. Chúng sống trong các rạn san hô ở đáy biển, săn bắt những loài giáp xác và không xương sống vào ban đêm.