Cùng gặp khó vì thị trường EU

Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang EU liên tiếp giảm mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, thị trường này dường như cũng trở nên khó khăn hơn với nhiều quốc gia xuất khẩu tôm như Thái Lan và Bangladesh.

Thị trường EU đang ngày càng chặt chẽ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu - Ảnh: Huy Hùng
Thị trường EU đang ngày càng chặt chẽ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu - Ảnh: Huy Hùng

Tôm Thái lo ngại hệ thống mới của EU

Theo Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan Somsak Paneetatyasai, xuất khẩu tôm của nước này sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) mới của EU. Ngành tôm Thái Lan đang khá lo ngại sau khi tôm được đưa vào danh sách 57 mặt hàng từ Thái Lan tuân thủ theo GSP mới của EU.

Trong hệ thống thuế mới, Thái Lan sẽ phải chịu mức thuế 12% đối với tôm thô, cao hơn nhiều so với mức thuế 4,2% như hiện nay. Mức thuế mới 20% cũng được áp dụng cho tôm chế biến và tẩm ướp gia vị, từ mức thuế 7% hiện nay. Hệ quả là kim ngạch xuất khẩu tôm của Thái Lan sang EU có thể giảm 5% trong cơ cấu xuất khẩu tôm của nước này. Hiện, EU đang chiếm khoảng 20 - 25% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Thái Lan và hơn 2 triệu lao động trong ngành tôm, bao gồm nông dân nuôi tôm sẽ bị ảnh hưởng.

Tình hình tương tự từng xảy ra vào năm 1997 khi Thái Lan là nước duy nhất bị loại ra khỏi thỏa thuận ưu đãi. Những thay đổi về quy định GSP khiến các doanh nghiệp tôm Thái Lan mất thị phần so với các đối thủ cạnh tranh, từ mức khoảng 30.000 tấn tôm xuất khẩu xuống chỉ còn vài trăm tấn.

Ông Somsak Paneetatyasai đã yêu cầu Chính phủ Thái Lan tìm kiếm các biện pháp hỗ trợ để giúp ngành tôm Thái Lan, gồm các biện pháp như đàm phán về GSP hoặc hiệp định thương mại tự do FTA với EU, nhằm lấy lại khả năng cạnh tranh của tôm xuất khẩu Thái Lan. Những đối thủ chính của Thái Lan trên thị trường xuất khẩu tôm là Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ đều được hưởng mức thuế có lợi hơn so với Thái Lan; trong khi Malaysia có FTA với EU.

Trong 4 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu tôm của Thái Lan đạt khoảng 92.000 tấn, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011, một phần do kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm đến hơn 20%

Xuất khẩu tôm Bangladesh thua lỗ

Các nhà xuất khẩu tôm Bangladesh đang chịu thiệt hại do khủng hoảng kinh tế, đặc biệt tại thị trường EU. Nhà quản lý cấp cao tại Tập đoàn Lockpur, Bangladesh Habibur Rahman cho biết, giá tôm sú cao nhất hiện ở mức 4,6 USD/pound, giảm mạnh so với mức giá 5,5 - 6 USD/pound so với một tháng trước đây.

Nhiều khách hàng của Bangladesh đã yêu cầu đàm phán lại với các nhà xuất khẩu và sau khi ấn định lại giá tôm sú, các nhà xuất khẩu Bangladesh đang chịu thua lỗ lớn. Hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Bangladesh là sang thị trường EU nên thiệt hại được đánh giá là rất lớn.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh khuyến cáo, các nhà xuất khẩu nên đa dạng hóa thị trường, đồng thời cho biết, kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2012 sẽ chỉ đạt 610 triệu USD, thay vì mục tiêu đạt 725 triệu USD.

Từ tháng 7/2011 – 5/2012, kim ngạch xuất khẩu tôm của Bangladesh đã giảm 12,13% so với mục tiêu xuất khẩu 549 triệu USD. Vấn đề chính là gói tôm sú loại 16 – 20 con/pound mất thị phần tại các nước thuộc EU. Bên cạnh đó, những khách hàng EU và Mỹ cũng rất quan tâm đến mặt hàng tôm thẻ do khủng hoảng tài chính, trong khi các nhà xuất khẩu tôm Bangladesh không thể cung cấp mặt hàng này do lệnh cấm của Chính phủ. Những khách hàng nước ngoài kiên quyết hạ giá tôm sú xuống mức giá của tôm thẻ và điều này là không thể do chi phí sản xuất tôm sú cao hơn nhiều so với sản xuất tôm thẻ.

Hơn 36 nước, bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, đang sản xuất tôm thẻ và thu về nguồn ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. 90% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Ấn Độ là tôm thẻ. Ngược lại, Bangladesh chỉ có thể sản xuất 220 kg tôm sú/1 ha đất, so với mức năng suất 810 kg tôm thẻ/1 ha đất nên chi phí sản xuất tôm thẻ trên mỗi đơn vị diện tích đất thấp hơn nhiều so với tôm sú.

Một vấn đề khác của ngành tôm Bangladesh là sự bùng phát dịch bệnh do virus đốm trắng gây ra. Loại virus này đã gây thiệt hại cho khoảng 25% sản lượng tôm của Bangladesh trong năm 2012 và khiến các nhà xuất khẩu tôm nước này trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

>> Theo VASEP, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường EU tính đến ngày 15/6/2012 đạt hơn 120,7 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Đức giảm 32%, Anh giảm 15,6%, riêng thị trường Hà Lan có mức tăng nhẹ 3,8%.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 17/08/2012
Sao Mai (Theo Theo MCOT, Fis.com)
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:08 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:08 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:08 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:08 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:08 20/04/2024