Cuộc chiến húc đầu "nảy lửa" của cá vẹt

Các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi lần đầu tiên chứng kiến cuộc chiến húc đầu “nảy lửa” của loài cá vẹt tại Bắc Thái Bình Dương.

Một con cá vẹt đực với những vết thương trên thân cho thấy nó vừa trải qua một cuộc chiến húc đầu

Một con cá vẹt đực với những vết thương trên thân cho thấy nó vừa trải qua một cuộc chiến húc đầu

Âm thanh kỳ lạ như là tiếng súng bắn xiên dưới nước bỗng phát ra khi nhóm các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm Beaufort (Mỹ) đang lặn trong vùng biển Bắc Thái Bình Dương, ngoài khơi đảo san hô Wake Atoll. Hoá ra, đó là tiếng của cuộc chiến húc đầu chưa từng được biết đến của loài cá vẹt sống trong dãy san hô ngầm khổng lồ tại đây.

Loài cá vẹt này, tên khoa học là Bolbometopon muricatum có đầu rất to, phình ra, môi trề và mặt hơi vàng hồng. Cá vẹt trưởng thành có thể dài tới 1,3m và nặng 46kg.

Suốt mùa hè năm 2011, trong khoảng 100 giờ lặn, các nhà khoa học này đã chứng kiến rất nhiều trường hợp tấn công bằng đầu của loài cá này ngoài khơi đảo Wake Atoll. Roldan Muñoz, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết trên Live Science: “Âm thanh chúng tạo ra khi đánh nhau giống như ai đó đang bắn súng bắn xiên ngay bên tai".

Hình ảnh ghi được cho thấy con cá đực bơi thẳng tới đối thủ của nó cho đến khi hai bên đụng đầu mạnh vào nhau. Sau cú va chạm rất đau này, lập tức một con sẽ bơi theo hình bán nguyệt để cắn vào đuôi và bên hông con kia. Sau đó, chúng tách ra, rồi lại húc đầu vào nhau.

Nhóm nghiên cứu quan sát thấy hầu hết các cuộc chiến đều xảy ra vào ban ngày và tại nơi đẻ trứng. Vì vậy, họ phỏng đoán việc chọn bạn tình đã khiến đầu chúng phồng lên và lao vào đối thủ. “Chúng tôi cho rằng các con đực húc đầu vào nhau là để tỏ ra trội hơn đối thủ và giành quyền tiến vào lãnh địa mà sau đó được sử dụng để kêu gọi con cái vào tiến hành giao phối".

Nhưng tại sao một hành vi hung dữ và ồn ào như vậy lại chưa được biết đến? Theo các nhà khoa học, những hành vi như vậy là kết quả của cuộc cạnh tranh giành quyền giao phối của con đực, nên có thể chỉ xảy ra ở những nơi mật độ cá quá cao.

Theo Đất Việt, Livescience
Đăng ngày 17/06/2012
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:34 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:34 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:34 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:34 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:34 18/11/2024
Some text some message..