Cựu binh Quảng Nam nuôi cá làm giàu

Cựu binh Lê Văn Nuôi (quê xã Điện Thọ, Điện Bàn) từng là Đội trưởng đặc công K20A tại TP.Đà Nẵng và trở về từ chiến trường với đôi chân khiếm khuyết. Từ đôi bàn tay trắng, ông Nuôi đã vượt khó vươn lên, là gương nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi của xã.

Cựu binh Quảng Nam nuôi cá làm giàu
Cựu chiến binh Lê Văn Nuôi bên ao nuôi cá nước ngọt rộng 1ha. Ảnh: HOÀNG LIÊN
Một thời oanh liệt

Từng là Đội trưởng Đội đặc công K20A, hoạt động tại quận Nhất, nay là quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng), ông Lê Văn Nuôi (thôn La Trung, xã Điện Thọ) đã trải qua muôn vàn gian khổ, không ít lần đối diện hiểm nguy. Song với bản chất dũng cảm của Bộ đội Cụ Hồ, ông đã bao phen dũng cảm phối hợp với đồng đội gặt hái được nhiều chiến tích vẻ vang. Một trong những trận đánh nổi tiếng của Đội đặc công K20A do Đội trưởng Lê Văn Nuôi chỉ huy trực tiếp, lực lượng vô cùng mỏng nhưng đã làm náo loạn tình hình địch ở Đà Nẵng là trận đánh 1.12.1970. Ở trận này, đặc công Lê Văn Nuôi cùng đồng đội gồm 4 người chia thành 4 mũi giáp công, tấn công vào 4 cánh khiến địch rối loạn hàng ngũ, đồng thời tấn công nhiều mục tiêu tại khu phố Thanh Khê tiêu diệt 15 tên địch, phá hỏng 2 xe quân sự, 1 bót cảnh sát và một nhà máy đèn làm mất điện cả khu vực, tạo thuận lợi cho quân ta lui về thế hợp pháp an toàn. Đây là trận đánh hợp đồng tác chiến trong lòng địch một cách xuất sắc thời bấy giờ, được ghi vào lịch sử Tự vệ - Biệt động Đà Nẵng và nhiều tài liệu khác như: Lịch sử Đảng bộ TP.Đà Nẵng giai đoạn 1930-1975, Lịch sử Lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng...

Đội trưởng Lê Văn Nuôi từng bị địch phục kích, bắt vào  tháng 3.1971. Chúng đã không từ một thủ đoạn, tra tấn ông suốt 1 tháng trời nhưng vẫn không khai thác được gì. Ông đã vượt ngục thành công vào tháng 4.1971. Tháng 6.1971, ông tiếp tục tham gia tác chiến và trong lúc làm nhiệm vụ, ông đã bị thương bởi mìn địch, mất đi một chân. Hòa bình lập lại, ông được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huy chương, huân chương, danh hiệu cao quý. Hai lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; 10 lần được trao tặng danh hiệu “Dũng sĩ quyết thắng cấp 1,2,3; được trao tặng hai Huân chương kháng chiến Hạng 3; Huân chương Chiến sĩ giải phóng Hạng 3; được UBND tỉnh Quảng Nam trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”…

Nông dân giỏi thời bình

Trở về từ cuộc chiến, cựu đặc công Lê Văn Nuôi do vết thương trên mình và khó khăn trong việc đi lại nên đã xin nghỉ việc cơ quan, tăng gia sản xuất. Với đôi bàn tay trắng và nghị lực, cựu binh Nuôi là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã, huyện suốt nhiều năm qua. Thời nghề trồng dâu nuôi tằm còn thịnh, ông đã vực dậy kinh tế gia đình, tạo việc làm cho nhiều người địa phương. Khi nghề dâu tằm không còn hưng thịnh, ông chuyển sang nuôi cá nước ngọt trên diện tích lúa chuyển đổi, thâm canh cây lúa, cây màu với diện tích ao nuôi cá hơn 1,5ha, riêng ao nuôi cá là 1ha.

Nhờ chịu khó, lại được Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp) thị xã Điện Bàn tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, ông cùng gia đình thả nuôi nhiều loại cá trong cùng một diện tích ao, bao gồm rô phi, cá mè (nuôi tầng giữa), cá trôi (nuôi tầng đáy), chép, trắm cỏ (nuôi trên tầng nổi của mặt nước) với tổng đàn hơn 7.000 con giống. Việc thả nuôi xen ghép giúp tận dụng toàn bộ diện tích ao nuôi và các tầng nước, tăng thu nhập. “Cứ 7 đến 8 tháng, tôi sẽ dọn hồ, cải tạo ao nuôi một lần. Tôi tận dụng thức ăn tự làm (bánh dầu, bắp, thức ăn công nghiệp, cám) để cho cá ăn, nhờ vậy chi phí thức ăn không tốn nhiều, chất lượng cá ngon hơn” - ông chia sẻ.

Mỗi năm, ông Nuôi xuất 8 -10 tấn cá (1 tấn cá chép, trắm cỏ được hơn 50 triệu đồng, rô phi thu được 20 triệu đồng, trôi hơn 30 triệu đồng). Mỗi năm, từ việc nuôi 2 vụ cá/năm và cả mẫu đất lúa, 5 sào đất màu canh tác, trừ chi phí, ông thu về gần 200 triệu đồng. “Trong khi nhiều hộ chỉ nuôi 1 vụ cá/năm thì tôi có thể nuôi được 2 vụ/năm nhờ đầu tư đắp bờ ao cao so với mực nước lũ cao nhất. Các lứa cá thả nuôi cuốn chiếu nên thời điểm nào cũng có cá bán mà không sợ ép giá. Vốn sẵn mối quen nên chỉ tới ngày xuất cá, điện thoại là có người tới tận nơi thu mua” - ông chia sẻ. Từ sự cần cù, sáng tạo, ông Lê Văn Nuôi cùng vợ đã nuôi 3 con ăn học đỗ đạt, xây dựng nhà cửa khang trang. “Chính khó khăn, cực khổ trong thời lính đã dạy tôi nghị lực để vượt lên mọi khó khăn cuộc sống” - cựu binh Lê Văn Nuôi chia sẻ.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 20/04/2019
Hoàng Liên - Phương Phương
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 05:08 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 05:08 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 05:08 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 05:08 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 05:08 17/02/2025
Some text some message..