Cựu chiến binh Nguyễn Văn Ly làm giàu từ nuôi cá rô phi

Từ một hộ nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chỉ sau 5 năm nuôi cá rô phi đơn tính đã giúp Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Ly (thôn An Lĩnh, xã Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) trở thành hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với thu nhập hằng năm gần 400 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Ly làm giàu từ nuôi cá rô phi
Bác Ly đang cho cá ăn.

Chúng tôi tìm đến gia đình CCB Nguyễn Văn Ly khi bác đang chuẩn bị cho cá ăn. Chiếc thuyền chở thức ăn vừa động mặt nước, như “bắt được tín hiệu” từng đàn cá rô phi ở khắp nơi bơi về vây xung quanh thuyền làm khuấy động cả mặt hồ. Trò chuyện chúng tôi, bác cho biết: Năm 1981 nhập ngũ vào Sư đoàn 242 (nay là Lữ đoàn 242, Quân khu 3), bác từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Năm 1985, bác trở về địa phương và xây dựng gia đình, cuộc sống quanh năm vất vả với cây lúa, cây khoai nhưng không đủ ăn. Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, năm 1995 ở địa phương nhiều người chuyển sang trồng vải thiều, thấy cây vải có giá trị kinh tế cao nên bác Ly bàn với vợ mua vải về trồng. Được vài năm khi cây vải bắt đầu cho thu hoạch cũng là lúc vải bị mất giá, có thời điểm chỉ 1.500 đồng/1 ki-lô-gam mà không có người mua. Từ bỏ cây vải, những năm sau bác Ly chuyển sang nuôi lợn, chăn gà, tuy nhiên lợn, gà thường bị bệnh làm cho cuộc sống gia đình càng khó khăn hơn.

Thất bại liên tiếp không làm bác Ly nản chí, năm 2009 một người bạn ở địa phương có ý định chuyển nhượng lại quyền sử dụng hồ thủy lợi của thôn. Nhận thấy nhà cạnh hồ thuận tiện để chăn cá nên bác Ly đồng ý mua lại 4 năm sử dụng với giá 30 triệu đồng. May mắn là năm đầu nuôi cá bán được giá, bác Ly thu lãi hơn 100 triệu đồng. Thấy làm ăn thuận lợi, năm sau địa phương tổ chức bỏ thầu hồ thủy lợi bác Ly đã đăng ký tham gia và trúng thầu hai hồ (một hồ bác đang sử dụng và một hồ bên cạnh). Tuy nhiên, thời gian này bác chủ yếu chăn các loại cá như trắm cỏ, chép, trôi, mè và nuôi theo phương pháp truyền thống, sử dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên cá phát triển chậm, cho thu nhập thấp.

Năm 2013, một lần đi mua cá giống ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) bác Ly thấy ở đây nhiều người nuôi cá rô phi đơn tính bằng thức ăn công nghiệp nên bắt đầu tìm hiểu. Được mọi người giới thiệu, bác lên huyện Yên Phong (Bắc Ninh) để học hỏi kinh nghiệm, thấy cá rô phi đơn tính dễ nuôi, phát triển nhanh nên bác mua 2 vạn con giống về nuôi thử. Chia sẻ về khó khăn ban đầu, bác Ly cho biết: “Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn, để nuôi 1 vạn cá rô phi đơn tính cần khoảng 300 triệu đồng chi phí. Vì vậy tôi phải vay ngân hàng 300 triệu đồng và liên hệ với các đại lý bán thức ăn chăn nuôi để mua chịu. Ngoài ra, ở địa phương tôi là người đầu tiên nuôi rô phi đơn tính nên vừa nuôi tôi vừa phải tự nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của các hộ gia đình đang nuôi ở nơi khác”.

Thành công vượt ngoài mong đợi, cuối năm ao cá rô phi của bác Ly cho thu lãi gần 200 triệu đồng. Như được tiếp thêm động lực, năm sau bác chuyển hẳn sang nuôi rô phi đơn tính, với diện tích hai hồ gần 7 héc-ta mặt nước, mỗi năm bác thả 4 vạn con giống. Bác chia sẻ: “Nuôi cá rô phi đơn tính bằng thức ăn công nghiệp dễ nuôi lại không vất vả, mỗi ngày chỉ cần cho ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Cá rô phi ít bị bệnh và phát triển rất nhanh, nếu nuôi tốt chỉ khoảng 6 tháng là có thể đạt trọng lượng 1 ki-lô-gam”. Từ khi nuôi rô phi đơn tính trung bình mỗi năm bác Ly thu lãi về gần 300 triệu đồng, riêng đầu năm 2018 cá bán được giá, bác Ly thu lãi gần 400 triệu đồng, tiền lãi thu được bác trả nợ ngân hàng và đầu tư để nuôi cá.

Khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi cá rô phi đơn tính bác Ly không ngần ngại chia sẻ: “Trước khi nuôi cá phải làm vệ sinh ao sạch sẽ bằng cách rắc vôi bột và phơi ao để triệt hết trứng cá tạp. Do nuôi công nghiệp nên ao sẽ xuất hiện nhiều tảo, vì vậy hằng tháng cần tiến hành đánh tảo. Bên cạnh đó phải tính được lượng thức ăn theo tháng tuổi của cá, với cá thả tháng đầu nên cho ăn lượng thức ăn bằng 7% trọng lượng cá trong ao, tháng thứ 2 bằng 5%, tháng thứ 3 bằng 3%, các tháng sau bằng 2%, như vậy sẽ bảo đảm cá ăn đủ và không bị lãng phí thức ăn. Để tận dụng tối đa diện tích mặt nước có thể nuôi rô phi với một số giống cá có giá trị kinh tế cao như trắm cỏ, cá chép… Ngoài ra, cá rô phi chịu lạnh kém, phát triển chậm vào mùa đông nên tính thời gian thả cá để có thể thu hoạch trước mùa đông. Nếu muốn nuôi cá qua mùa đông thì phải cho cá ăn no để cá tích đủ lượng mỡ dự trữ, như vậy cá mới không bị chết”.

Có vốn và kinh nghiệm, bác Ly càng mạnh dạn đầu tư vào chăn cá, vì vậy tiền lãi thu được năm sau cao hơn năm trước. Hiện tại hai hồ cá của bác đang phát triển tốt, dự kiện cuối năm cho thu khoảng 40 tấn cá rô phi, 5 tấn cá chép và 8 tấn cá trắm cỏ, nếu giá cá như thời điểm hiện tại bác có thể thu lãi hơn 600 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, bác Ly còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ nông dân có nhu cầu nuôi cá rô phi đơn tính để cùng nhau ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.

Báo Quân Khu 3
Đăng ngày 21/09/2018
Nguyễn Trường
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:49 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:49 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:49 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:49 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:49 26/11/2024
Some text some message..