Đã có người nhìn thấy cá chúa ở Thanh Hóa?

Suối cá Thần thật ra có tên gọi  suối Ngọc, nằm bên chân núi Trường Sinh thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh  Thanh Hóa nhưng từ khi rộ lên thông tin về cá thần sống trong suối thì người ta giọi luôn suối Ngọc là suối cá Thần.

cá thần

Suối không sâu, không rộng, dài  hơn 100m nhưng đàn cá chỉ tập trung bơi lội trong phạm vi 20m từ cửa hang trở ra và độ sâu của suối vào mùa nước cạn chừng 30cm đến 60cm. Mặc dù diện tích con suối không lớn nhưng  lại có hàng nghìn con cá ngày ngày bơi lội quấn quýt bên nhau; những con cá nhỏ nhất cỡ ba ngón tay người lớn chụm lại, những con lớn có thể nặng đến 5-7kg. Dù bơi lội san sát bên nhau nhưng những con cá ở đây không hề có cảnh tranh giành, đánh nhau. Chúng hiền hòa với nhau và hiền hòa với cả với du khách tham quan; nhiều người cho tay xuống suối vờn cá nhưng chúng vẫn mặc nhiên bơi lội chứ không có vẻ gì sợ hãi, chạy trốn.

Những con cá Thần có hình thù giống như cá trắm, độ sắc của vảy xem ra có vẻ nhạt hơn cá nhà nhưng tất cả những con cá ở đây đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn chứ không lờ đò như cá cảnh. Người dân ở đây cho biết đã bao đời nay, hàng nghìn con cá Thần đều di chuyển theo một quy luật, sáng sớm thì từ trong hang núi bơi ra, chiều tối thì tất cả đều bơi vào trong hang để ngủ. Có nhiều người dân vì tò mò nên đêm tối mang đèn ra soi xem có con cá nào ngủ bên ngoài suối nhưng không hề có một con nào! Ngay cả trong mùa mưa lũ, khi một số con cá bị nước lũ cuốn đi thì chúng cũng sẽ tìm cách quay về với suối cá Thần.

Điều này có thể nói cá Thần ở đây sống theo nguyên tắc bầy đàn rất cao. Chưa có một nhà khoa học nào nghiên cứu về hang trong núi, nơi hàng nghìn con cá Thần ngủ đêm nhưng người dân bản địa bảo hang khá rộng và sâu, nó chạy sâu vào mãi bên trong, còn nước lúc nào cũng tuôn chảy từ trong hang ra chưa bao giờ ngừng nghỉ. Cũng không hiểu do nước suối luôn luôn được thay đổi hay do cơ thể cá Thần có điều gì đặc biệt mà nước suối không hề có mùi tanh! Người ta cho rằng có lẽ do cơ thể của cá Thần không tanh, hôi chứ không trong một đoạn suối nhỏ có đến hàng ngàn con cá thì nước suối phải thanh nồng.

Một câu hỏi mà mỗi du khách đến đây đều muốn được giải đáp là những con cá Thần này sinh ra từ đâu? Và câu trả lời cũng chỉ mang tính phỏng đoán là chúng được sinh ra từ cả Chúa - tức cá mẹ, sống ở trong hang. Tương truyền rằng cá Chúa chỉ vi hành ra khỏi hang 5 năm có một lần nên rất ít người được nhìn thấy cá Chúa, ai may mắn cũng chỉ nhìn thấy cá Chúa một lần trong đời mà thôi. Một số người quả quyết rằng đã nhìn thấy cá Chúa rất to, nặng cỡ 30-40kg.

Ngay bên cạnh suối cá Thần có đền thờ Chàng Rắn, vị thần canh giữ núi Lương, đầu nguồn của suối Ngọc và bảo vệ dân làng, tương truyền rằng  những con cá Thần dưới suối kia chính là đội quân của thần Rắn. Ngôi đền thần Rắn thiêng ngay sát bên suối cá càng tôn thêm vẻ linh thiêng cho những con cá Thần. Người ta đồn rằng nếu ai bắt cá ăn thịt, hoặc chòng nghẹo cá, dễ bị trừng phạt chết người hay bị tai nạn. Chưa ai kiểm chứng được điều này nhưng dẫu sao nhờ có suối cá Thần mà nơi đây đã biến thành điểm du lịch văn hóa tâm linh thu hút được hàng vạn du khách đến tham quan mỗi năm.

An Ninh Thủ Đô
Đăng ngày 10/06/2012
Vũ Đảm
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 13:01 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 13:01 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 13:01 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 13:01 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:01 24/12/2024
Some text some message..