Đa phần các cảng cá mới kiểm soát được 20 - 30% sản lượng khai thác

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng nêu khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhất là công tác quản lý tại địa phương trong mục tiêu gỡ thẻ vàng IUU.

Cảng cá Việt Nam
Quyết tâm chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Ảnh: Wikimedia Commons

Tại buổi Họp báo thường kỳ tháng 9/2022 của Bộ NN&PTNT, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hùng tái khẳng định quyết tâm trong tháng cao điểm chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU).

Đây là chỉ đạo được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đưa ra tại cuộc họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU hôm 20/9.

Theo yêu cầu này, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quang Hùng cho biết, Bộ NN&PTNT đã lập tức thành lập đoàn công tác kiểm tra cảng cá tại các tỉnh phía Nam như TP. HCM, Khánh Hòa vào tuần trước. Trong tuần này, Bộ tiếp tục thị sát tại Quảng Ninh và TP. Hải Phòng.

Ông Nguyễn Quang Hùng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hùng nêu những vấn đề tồn tại trong việc chống khai thác IUU. Ảnh: BT

"Từ giờ đến khi đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sang (từ ngày 19 - 28/10) không còn nhiều. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng, lên nhiều kịch bản, nhiều địa phương trước khi làm việc với EC", ông Hùng chia sẻ.

Qua tuần đầu tiên của tháng cao điểm, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản đánh giá các địa phương đã triển khai tương đối tốt công tác phòng, chống IUU. Người dân, cơ quan quản lý về cơ bản đã có nhận thức về giám sát hành trình tàu cá, cũng như hoạt động truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, từ lúc lên cảng đến khi vào nhà máy.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề còn tồn tại khiến khả năng gỡ thẻ vàng IUU trong đợt kiểm tra sắp tới gặp khó. Đầu tiên là công tác quản lý theo dõi tàu cá như đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép chưa thực sự chặt chẽ. Ngoài ra, hồ sơ liên quan đến nguồn gốc thủy sản khai thác như nhật ký ghi chép, biên bản làm việc tại cảng nhiều nơi còn thiếu logic.

Một vấn đề nữa là tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển chồng lấn, vùng biển nước ngoài còn diễn biến phức tạp. Theo thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, 704 người đã bị lập biên bản, xử lý tại các địa phương.

Ngoài nguyên nhân từ địa phương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đặc biệt lưu ý tới việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá. Hiện 125 cảng cá tại 28 tỉnh, thành phố ven biển mới chỉ kiểm soát được 20-30% sản lượng thủy sản lên bến.

"Hạ tầng cảng cá ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa thể phát triển theo hướng hiện đại. Không những vậy, nguồn nhân lực tại chỗ từ các địa phương trong hoạt động kiểm soát còn khiêm tốn", ông Hùng nhận xét.

Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn

Bộ NN&PTNT vừa thành lập đoàn kiểm tra việc gỡ thẻ vàng IUU tại một loạt tỉnh ven biển theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Ảnh: BT

Khi được hỏi về khả năng gỡ thẻ vàng IUU trong đợt này, lãnh đạo Tổng cục Thủy sản nói "khó". Ông chia sẻ, rằng Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản sẽ cố gắng hết sức và cải thiện dần khả năng theo đánh giá từ EC. 

Hiện, xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm khoảng 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc bị khối này phạt "thẻ vàng" khiến ngành thủy sản nước ta thiệt hại mỗi năm vài trăm triệu USD. 

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 04/10/2022
Bảo Thắng
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:16 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:16 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:16 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:16 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:16 25/11/2024
Some text some message..