Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Ở ĐBSCL nói riêng và ở Việt Nam nói chung, nguồn gốc cá hường chưa được báo cáo rõ ràng. Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Cá Hường
Cá hường sống trong môi trường nuôi có thể thay đổi hình thái khác

Cá hường (Helostoma temminkii) có kích thước phổ biến khoảng 20 cm, chúng thường được tìm thấy ở các vùng nước chảy chậm hoặc nước đứng ở các con kênh, vùng ngập nước, ao và hồ từ Thái Lan đến Indonesia. Thức ăn của chúng là thực vật phù du và động vật phù du, cũng như các loại côn trùng dưới nước sống gần bề mặt nước. Ở Việt Nam, cá hường được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ở khu vực này, cá hường thường được nuôi ghép cùng với một số loài khác như cá tai tượng (Osphronemus goramy), cá trôi (Cirrhina mrigala), cá chép (Cyprinus carpio), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix)… 

Tuy đây là đối tượng nuôi phổ biến ở vùng ĐBSCL, nhưng tính đến nay các nghiên cứu về sự đa dạng hình thái của cá hường hầu như chưa có. Cá hường sống trong môi trường nuôi có thể thay đổi hình thái khác với cá sống trong môi trường tự nhiên. Hiện nay, theo một số người dân đánh bắt cá, cá hường rất khó tìm thấy ngoài thủy vực tự nhiên. Song, trong khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), cá hường được quan sát thấy sống theo bầy đàn. 

Cá hườngCá hường được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một cuộc khảo sát về đặc điểm các loài cá hường vùng ĐBSCL được thực hiện. Cụ thể, mẫu cá được thu ở 5 tỉnh ĐBSCL gồm: Long An (Láng Sen – thủy vực tự nhiên), Đồng Tháp, Hậu Giang, Trà Vinh và Cần Thơ (ao nuôi). sau đó tiến hành đánh giá về các chỉ số chiều dài tổng, chiều dài đầu, rộng đầu, cao đầu, cao đầu sau mắt, chiều dài mõm, độ rộng miệng, khoảng cách hai mắt, đường kính mắt, chiều dài hàm trên, chiều dài hàm dưới, khoảng cách trước vi lưng, khoảng cách trước vi ngực, khoảng cách trước vi bụng, khoảng cách giữa các vi, dài gốc vi lưng, dài gốc vi hậu môn, dài gốc vi bụng, chiều dài gốc vi ngực, chiều dài cuống đuôi, cao thân, cao cuống đuôi.

Kết quả cho thấy cá thu từ khu bảo tồn Láng Sen (Long An) có chiều dài và khối lượng lớn nhất. Kết quả cá ở khu bảo tồn Láng Sen có chiều dài và khối lượng lớn nhất so với các quần thể khác. Nguyên nhân là vì cá Láng Sen sống trong môi trường tự nhiên và được bảo tồn, quanh năm không bị đánh bắt. Trong khi đó, cá hường ở các quần thể khác được thu từ ao nuôi, sau vài tháng sẽ được thu hoạch.  

Chài cáTuy đây là đối tượng nuôi phổ biến ở vùng ĐBSCL, nhưng tính đến nay các nghiên cứu về sự đa dạng hình thái của cá hường hầu như chưa có

Sự khác biệt về màu sắc của cá hường được xác định bằng cách quan sát và so sánh màu sắc bên ngoài của mẫu vừa được đánh bắt với thang phân loại màu sắc. Ba quần thể cá hường ở Trà Vinh, Cần Thơ và Hậu Giang đều có 2 màu là màu hồng (một số cá thể có màu đỏ nhạt) và màu xám tro. Trong đó, màu sắc của cá ở Trà Vinh có màu nhạt nhất (hồng trắng). Riêng quần thể cá ở Láng Sen (Long An) chỉ có một màu duy nhất là màu xám xanh và màu sắc cơ thể rất đậm. Trong khi đó, quần thể cá Đồng Tháp chỉ có một màu (hồng đậm).  

Sự khác biệt này có thể là do ảnh hưởng của nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường sống. Khu bảo tồn Láng Sen, thủy vực mà cá hường sinh sống, được bao phủ bởi lớp rong rêu dày đặc, lớp thực vật này là nơi chúng có thể ẩn náu. Cá hường nơi đây có màu xám xanh có thể là do ảnh hưởng của môi trường sống. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy tầm quan trọng của màu sắc và kiểu hình cơ thể như một hình thức để chống lại kẻ thù. 

Mẫu cá được kiểm tra định danh loài bằng phương pháp phân tích trình tự gene DNA mã vạch (gene COI) và so sánh với ngân hàng gene (Genbank). Sau đó, mức độ đa dạng di truyền của bốn đàn cá được phân tích với sáu chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích trình tự gene COI cho thấy cá hường trong nghiên cứu có mức độ tương đồng cao 99,2% so với các mẫu cùng loài (Helostoma temminckii) được công bố ở Genbank. Kết quả khuếch đại ISSR trên tổng số 82 cá thể đã tạo ra 86 vạch có kích thước dao động từ 400 bp đến 3.000 bp, tỉ lệ gene đa hình dao động 55,42-90,36%, tỉ lệ dị hợp mong đợi 0,180-0,245 và chỉ số Shannon 0,269-0,386.

Nhìn chung, cá hường có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao. Trong đó, các thông số đa dạng di truyền cao nhất ở đàn cá Hậu Giang và thấp nhất ở đàn cá tự nhiên Láng Sen. Do đó, đàn cá Láng Sen cần được bảo tồn và áp dụng chương trình bổ sung quần đàn hợp lý. 

Đăng ngày 05/08/2024
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 11:27 18/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm giống và tôm trưởng thành: Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau thế nào?

Trong nuôi tôm, việc hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cuối vụ. Tôm giống và tôm trưởng thành có hệ tiêu hóa, khả năng hấp thu và yêu cầu dưỡng chất hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể sự khác biệt đó là gì? Hãy cùng Tepbac phân tích chi tiết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:54 09/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 18:58 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 18:58 18/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 18:58 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 18:58 18/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 18:58 18/06/2025
Some text some message..