Đặc điểm các loại nước thải, chất thải nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nếu không có quy trình xử lý nước thải, chất thải hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Đặc điểm các loại nước thải, chất thải nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn huyện Đầm Dơi.

Đến tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 15.919 hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh với diện tích đang thả nuôi là 5.369,28 ha; riêng đối với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh có 1.947 hộ, diện tích đang nuôi là 2.019,666 ha, chủ yếu nuôi theo quy trình thay nước hàng ngày. Giả sử một cơ sở nuôi thay 20% thể tích nước thì hàng ngày sẽ thải ra 4.000.000 m3 nước thải; đồng thời, hoạt động sên, vét bùn cải tạo ao đầm phát sinh lượng lớn bùn thải. Do vậy nếu không có quy trình xử lý nước thải, chất thải hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Nguồn phát sinh và đặc điểm của nước thải nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, các hộ nuôi tôm sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có chứa hàm lượng protein cao để giúp tôm sinh trưởng. Điều này là bởi vì quá trình sinh sống và phát triển của tôm phụ thuộc toàn bộ vào protein, không chỉ vì để cho sự phát triển của nó mà còn bởi vì việc chuyển hóa protein để tạo năng lượng cho quá trình sống. Từ cơ chế chuyển hóa như vậy, tôm sẽ thải ra rất nhiều amonia vào trong nước. Ngoài ra, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo... sẽ làm tích tụ các hợp chất hữu cơ lơ lửng và hòa tan (chủ yếu dưới dạng amonia (NH4+/NH3) hoặc nitrite (NO2-)), gây ô nhiễm trực tiếp nước ao và ảnh hưởng đến sức khỏe đàn tôm.

Mặc dù hiện nay đa số hộ dân cho tôm ăn bằng máy cho ăn tự động và tính toán kỹ tỷ lệ sống của tôm để cung cấp lượng thức ăn phù hợp cho đàn tôm, tuy nhiên vì nhiều yếu tố một lượng khá lớn thức ăn sẽ hòa tan vào trong nước nếu thức ăn không được tiêu thụ trong thời gian ngắn. Với sự hiện diện của lượng chất hữu cơ hòa tan này sẽ trở thành "phân bón" cho tảo, đẩy mạnh sự phát triển của tảo và cuối cùng tảo sẽ bị tàn và phân hủy thành amonia.

Không giống như CO2 có thể bay hơi dễ dàng vào không khí, amonia không thể bay hơi tại điều kiện môi trường ao nuôi và sự giảm thiểu hàm lượng amonia trong ao nuôi thì bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như: Khả năng hấp thu hạn chế của tảo, sự bất hoạt quá trình nitrat hóa bởi nồng độ oxy thấp dưới đáy ao hay bởi pH, nhiệt độ không phù hợp. Chính vì vậy, hoạt động thay nước và xi phông hàng ngày là phương pháp chủ yếu được sử dụng để giảm lượng amonia, nitrite tích tụ trong ao và làm phát sinh lượng lớn nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao, nếu không có một phương pháp xử lý thích hợp được tích hợp vào hệ thống ao nuôi để xử lý lượng nước thải từ quá trình thay nước và xi phông thì sẽ ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái thủy vực.

Các loại nước thải, chất thải của nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh

Phần lớn quy trình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là quy trình thay nước và xi phông hàng ngày với thải lượng khoảng 20% đến 50% thể tích ao nuôi. Thành phần nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao, có thể lẫn mầm bệnh, dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất...

2.1. Nước xi phông

Thải lượng hàng ngày khoảng 2% thể tích ao nuôi (chứa xác tôm, vỏ tôm lột, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo, xác vi sinh vật…). Các thông số ô nhiễm trong nước thải xi phông của ao nuôi thâm canh, siêu thâm canh có hàm lượng ô nhiễm rất cao, cụ thể như sau:


2.3. Chất thải rắn

Vỏ tôm: Ước tính khối lượng chiếm khoảng 5% khối lượng cơ thể tôm.

Xác tôm khi xảy ra sự cố: Khối lượng phát sinh sẽ tùy vào mức độ sự cố xảy ra mà tôm chết 01 phần ao hay cả ao. Nguồn chất thải này nếu không được quản lý, thu gom sẽ gây ra mùi hôi thối, tạo điều kiện để các sinh vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như: Ruồi, muỗi, chuột, gián,... Các sinh vật gây bệnh này tồn tại và phát triển gây ra dịch bệnh; khi nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường đất, nước mặt,  nước ngầm.

Bùn thải:

Bùn phát sinh từ quá trình xử lý nước đầu vào: Giả sử với diện tích ao là 1.000 m2, lượng nước chứa trong ao có chiều cao 01 m thì tổng lượng nước tại ao là 1.000 m3. Với hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước khoảng 40 mg/l (40g/m3), ước tính lượng bùn thải phát sinh trong ao lắng là: 1.000m3 x 40g/m3 = 40 kg.

Bùn thải từ ao nuôi: Thành phần bùn thải chứa chủ yếu là thức ăn dư thừa, phân tôm và xác tảo chết, trong đó là các hợp chất hữu cơ, N và P, vì vậy nếu không được thu gom và xử lý thì sẽ xảy ra quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như: NH3, H2S, CH4…là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng bùn thải tùy thuộc vào lượng thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi.

Xem thêm Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm

Camau.gov
Đăng ngày 29/11/2018
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 20:10 11/11/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm giống
• 20:10 11/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 20:10 11/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:10 11/11/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng hướng đi phát triển bền vững nghề nuôi cá

Ngày 08.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè trên hồ chứa thủy lợi hoặc đập dâng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm, quy mô 100 m3 lồng nuôi.

Nuôi cá lồng
• 20:10 11/11/2024
Some text some message..