Đặc điểm huyết học và biến đổi mô học ở cá tra bị trắng mang trắng gan

Nghề nuôi cá tra ngày càng gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động như chất lượng con giống, môi trường nuôi, dịch bệnh... Trong những năm gần đây dịch bệnh trên cá tra diễn ra ngày càng nhiều, đồng thời xuất hiện những bệnh vẫn chưa xác định chính xác tác nhân, một trong số đó là bệnh trắng gan trắng mang. Bệnh gần như xuất hiện quanh năm ở các ao nuôi cá giống và cá thịt. Thời gian bệnh thường kéo dài và mức độ hao hụt cũng có thể lên rất cao.

Cá tra bệnh
Cá tra bệnh trắng mang

Cá tra bị trắng gan trắng mang có hoạt động yếu, bơi lờ đờ, phản ứng chậm với tiếng động, tập trung nơi thay nước của ao vào buổi sáng. Toàn thân có màu trắng nhạt, ít chất nhầy trên cơ thể, các vùng sắc tố tự nhiên trên lưng và vi không rõ. Mang chuyển dần từ đỏ sang hồng nhạt và trắng. Nội quan bên trong có màu nhạt, gan cũng chuyển sang màu vàng nhạt hay kem, dạ dày có không có thức ăn và có ít dịch trong xoang nội quan.  

Quan sát tế bào hồng cầu máu cá tra có dạng hình oval hay elip và nhân hình tròn ở giữa nhưng ở cá bệnh hồng cầu có sự biến đổi về hình thái như hồng cầu có nhân to, bắt màu nhạt khi nhuộm Giemsa, ít tế bào chất, màng tế bào có rìa. Ngoài ra, có sự hiện diện của nhiều dạng khác nhau như hồng cầu có nhân trực phân, hồng cầu mất nhân hay tan nhân.

Tổng lượng hồng cầu ở cá khỏe khoảng 2,27x106 tb/mm3, nhưng ở cá bệnh số lượng hồng cầu giảm chỉ còn 18,7%, đặc biệt đối với trường hợp cá bệnh nặng thì số lượng hồng cầu chỉ còn khoảng 4,57%. Đồng thời số lượng tổng bạch cầu và các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính và tiểu cầu ở cá bệnh cũng giảm nghiêm trọng (Từ Thanh Dung, 2010).

Hình 1: Tế bào máu cá tra (Giemsa)
A: Hồng cầu cá khỏe (100x), B: Hồng cầu cá trắng gan trắng mang (100x)
1. Hồng cầu tiền trưởng thành; 2. Hồng cầu trưởng thành

Cấu trúc mô mang gồm xương cung mang và phiến mang, trên mỗi phiến mang có sợi mang sơ cấp và sợi mang thứ cấp. Sợi mang thứ cấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi với môi trường ngoài được cấu tạo bằng một lớp tế bào biểu mô lát đơn bên ngoài, trong đó có tế bào tiết dịch nhầy. Bên trong là sự sắp xếp của các tế bào trụ với hệ thống mao mạch dày đặc và động mạch ra vào mang. Quan sát cá bệnh trắng gan trắng mang thấy có nhiều thay đổi, sợi mang thứ cấp bị teo và có nhiều không bào. Ở các động mạch ra vào mang có rất ít hoặc không tìm thấy tế bào hồng cầu. Hồng cầu thực hiện chức năng vận chuyển và phân phối oxy đến các mô trong quá trình trao đổi khí với môi trường cho nên khi không có sự hiện diện của hồng cầu đã làm ảnh hưởng lến chức năng hô hấp nên cá suy yếu dần.

Tế bào gan hình đa giác, tồn trữ glycogen và chất béo, không bào ở gan xuất hiện khi hàm lượng chất béo tăng cao. Gan có các tĩnh mạch, động mạch và mao mạch chứa hồng cầu. Cấu trúc mô gan cá bệnh không thay đổi nhiều so với cá khỏe.

Tìm thấy rất ít hoặc không có hồng cầu trong tĩnh mạch và động mạch ở gan. Có hiện tượng mất liên kết giữa các tế bào gan và một số tế bào bị teo. Khi cá bệnh làm chức năng của gan không còn, dẫn đến sự tích lũy độc tố trong cơ thể và kết hợp các yếu tố khác làm cá chết. Tỳ tạng và thận là các cơ quan tạo máu chủ yếu của cơ thể nhưng khi cá bệnh cấu trúc mô có hiện tượng hoại tử nhẹ vì vậy cá không thể sản sinh tế bào máu. Ngoài ra, kiểm tra cá bệnh trắng gan trắng mang phát hiện kí sinh trùng như myxobolus, sán lá. Một số cá bệnh có nhiễm vi khuẩn E. Ictaluri nhưng đây không phải là nguyên nhân gây bệnh.

uv-vietnam.com.vn
Đăng ngày 04/06/2012
Ths. Đặng Thị Mai Thy, KTS, ĐHCT
Kỹ thuật

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 09:35 18/10/2024

Lựa chọn làm việc thủ công hay áp dụng thiết bị công nghệ trong nuôi tôm hiện nay?

Trong lĩnh vực nuôi tôm, người nuôi thường đứng trước quyết định giữa việc tiếp tục sử dụng phương pháp làm việc thủ công truyền thống hoặc chuyển sang áp dụng thiết bị công nghệ. Cả hai lựa chọn đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất, ngân sách, và mong muốn cải thiện hiệu quả sản xuất.

Thiết bị công nghệ
• 09:42 17/10/2024

Mẹo xử lí "trứng nước" hiệu quả

Người nuôi tôm hay nhắc đến việc “trứng nước” xuất hiện trong ao nuôi gây ra không ít các tác hại đến tôm, nhưng ngược lại ở một số giai đoạn “trứng nước” này xuất hiện lại giúp ích cho tôm. Còn rất nhiều điều thắc mắc cũng như các mẹo xử lí chúng, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

trứng nước
• 10:23 16/10/2024

Thời điểm mưa nhiều: Bệnh đỏ thân tấn công nhanh

Trong những tháng mưa nhiều, người nuôi tôm thường đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của đàn tôm. Một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là bệnh đỏ thân.

Tôm thẻ
• 09:59 15/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 00:26 20/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 00:26 20/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 00:26 20/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 00:26 20/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 00:26 20/10/2024
Some text some message..