Đặc sản tép dầu khô lòng hồ thủy điện Sơn La

5 kg cá tép dầu tươi đánh bắt trên lòng hồ thủy điện chế biến được một kg cá khô, bán 180.000 đồng.

Đặc sản tép dầu khô lòng hồ thủy điện Sơn La
Cá tép dầu khô nơi đây được so sánh với cá chỉ vàng ở vùng biển.

Sáng sớm, những chiếc thuyền chở cá tép dầu đánh bắt trên sông Đà tập trung ở chân cầu Pá Uôn, xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai, Sơn La) để bán cho những đầu mối thu mua về làm cá khô. Đây là món ăn đặc trưng của đồng bào người Thái vùng sông nước.


Người dân sử dụng những chiếc vó diện tích lớn thả xuống sông Đà, thắp điện cả đêm để dụ cá đến, mờ sáng hôm sau dong thuyền đi thu hoạch. Cá tươi mua tại thuyền là 10.000 đồng một kg.

Trước kia cá rất ít, sau khi làm thủy điện Sơn La, tổng diện tích mặt nước tăng lên, cá sinh sôi nảy nở, đánh bắt được quanh năm. Theo thống kê, năm 2017 toàn huyện Quỳnh Nhai khai thác được 540 tấn thủy sản. 


Để mổ cá phải dùng dao nhỏ, sắc. Cá mổ từ lưng để khi phơi nhanh khô. 


Mỗi mẻ cá khoảng 5 kg được rửa sạch cho ráo nước. Mùa cao điểm, các gia đình phải thuê thêm nhân công làm việc, mỗi người mổ liên tục cả chục cân mỗi sáng. Có gia đình mỗi ngày chế biến 2 tạ cá tươi.


Cá ráo nước tới đâu ướp gia vị tới đó bởi tép dầu thân mỏng nên khi mổ xong phân hủy rất nhanh.


Gia vị chính là ớt tươi, đường, muối và sa tế. Tất cả được ướp trộn trong 15 phút, sau đó đem phơi nắng.


Thời tiết Sơn La thuận tiện cho việc phơi cá bởi ban ngày nắng gắt, đêm lạnh. Cá đem phơi chỉ sau hai nắng là được. 


Hàng nghìn con cá được phơi thủ công để "no nắng" không bị vón cục, có màu vàng đẹp.


Cá tép dầu khô nơi đây được so sánh với cá chỉ vàng ở vùng biển.

Cứ 5 kg cá tươi chế biến được một kg cá khô. "Với cách chế biến tép dầu khô đặc trưng của vùng đất này, người thưởng thức sẽ thích thú bởi hương thơm, độ ngậy, vị ngọt, cay… đan xen trong những thớ thịt trắng ngần của cá", Mề Thị Duyên xã Chiềng Bằng nói.


Cá tép dầu khô được coi là đặc sản huyện Quỳnh Nhai, giá bán 180.000 đồng/kg. Nghề làm cá khô mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân kể từ khi họ di dời để tích nước cho thủy điện Sơn La.

VnExpress
Đăng ngày 23/05/2018
PV
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 00:48 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 00:48 20/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 00:48 20/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 00:48 20/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 00:48 20/12/2024
Some text some message..